Danh mục tài liệu

Đề tài triết học GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã trình bày sự phát triển về mặt nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân, luận chứng tính tiên phong, sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời, tác giả còn phân tích cấu trúc của giai cấp công nhân Trung Quốc hiện đại cũng như những biến động của nó trong thời gian qua trên các khía cạnh, như sự đa dạng trong phân bố, lợi ích, việc làm, giai tầng, thụ hưởng lợi nhuận và địa vị kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN " Đề tài triết học GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRIẾT HỌC, SỐ 10 (221), THÁNG 10-2009 NGUYỄN TÀI ĐÔNG (*) Trong bài viết này, tác giả đã trình bày sự phát triển về mặt nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân, luận chứng tính tiên phong, sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời, tác giả còn phân tích cấu trúc của giai cấp công nhân Trung Quốc hiện đại cũng như những biến động của nó trong thời gian qua trên các khía cạnh, như sự đa dạng trong phân bố, lợi ích, việc làm, giai tầng, thụ hưởng lợi nhuận và địa vị kinh tế, trình độ văn hóa và khoa học - kỹ thuật,… Trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề giai cấp công nhân được các học giả Trung Quốc thảo luận hết sức sôi nổi, chủ yếu là do hai nguyên nhân: một là, cách tiếp cận kiểu cũ về giai cấp công nhân không còn phù hợp với thực tiễn biến đổi của giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại; hai là, phản đối lại quan điểm của một số học giả phương Tây, khi họ phủ nhận sự tồn tại cũn g như tính tiên tiến của giai cấp công nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại từ góc nhìn của các học giả Trung Quốc. 1. Về sự phát triển nội hàm khái niệm giai cấp công nhân Một số học giả Trung Quốc đ ương đại cho rằng, cách định nghĩa và quan điểm của C.Mác về giai cấp công nhân (quần thể lao động không chiếm hữu t ư liệu sản xuất, bị bắt buộc bán sức lao động, chịu sự bóc lột của giai cấp t ư sản) không thể nêu lên và khái quát được trạng thái hiện tại của giai cấp công nhân Trung Quốc. Có nhiều cách định nghĩa về giai cấp công nhân ở Trung Quốc hiện nay, trong đó một định nghĩa đ ược lưu hành tương đối rộng rãi cho rằng, “giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại là một đoàn thể người lao động lấy thu nhập bằng lương làm nguồn sống chủ yếu, bao gồm công nhân trong công xưởng, cán bộ khoa học kỹ thuật (trong đó có cả giáo vi ên), nhân viên trong các ngành nghề dịch vụ, cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng, Chính phủ cũng như nông dân vào thành phố làm thêm, v.v.”(1). Đương nhiên, định nghĩa này không phủ định quan điểm của chủ nghĩa Mác về giai cấp, song muốn lưu ý rằng các điều kiện lịch sử mới đã cung cấp cho nó những nội dung mới. Phân tích định nghĩa này cho thấy, một là, đội ngũ công nhân Trung Quốc đã trở thành một lực lượng rất đông đảo. Giai cấp công nhân được đề cập đến trước đây chỉ là những người lao động chân tay trong các nhà máy công nghiệp, song giai cấp công nhân hiện nay đã vượt rất xa so với phạm vi đó. Hai là, đội ngũ công nhân Trung Quốc phân bố rộng khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ có mặt không chỉ trong các nhà máy công nghiệp, mà cả trong các ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh tế khác, như thương nghiệp, ngân hàng, dịch vụ…, thậm chí trong lĩnh vực chính trị và văn hóa. Ba là, giai cấp công nhân Trung Quốc từ chỗ là giai cấp vô sản trước đây thì nay đã trở thành những người hữu sản với mức độ khác nhau. Định nghĩa mới về giai cấp công nhân của các học giả Trung Quốc vừa phản ánh thực trạng biến động của giai cấp công nhân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, vừa thể hiện quan điểm mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó về giai cấp công nhân, mà trực tiếp là quan điểm của Giang Trạch Dân. Trong “Bài nói chuyện ngày 1 tháng 7” (Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 - 2001), Giang Trạch Dân đã khẳng định: “Cùng với cải cách mở cửa và phát triển xây dựng hiện đại hóa, đội ngũ giai cấp công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh, tố chất đạo đức tư tưởng và tố chất văn hóa khoa học ngày một nâng cao, tính tiên tiến của giai cấp công nhân cũng đang phát triển, nền tảng giai cấp của Đảng không ngừng được tăng cường”(2). 2. Về tính tiên phong của giai cấp công nhân Nói đến giai cấp công nhân không thể không nói đến tính chất ti ên phong của nó. Các học giả Trung Quốc cho rằng, giai cấp công nhân Trung Quốc vẫn duy trì sứ mệnh lịch sử, giữ nguyên địa vị lãnh đạo và tính tiên phong của mình. Cơ sở đưa đến kết luận đó là: Thứ nhất, giai cấp công nhân hiện là lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc. Điều này được nhìn nhận từ ba góc độ: giai cấp công nhân vừa là sản phẩm của sản xuất lớn xã hội hóa, vừa là người thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển; giai cấp công nhân vừa là đại biểu của yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, vừa là người mở đường cho sự phát triển đó; giai cấp công nhân là đội quân chủ lực trong việc xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc.(2) Thứ hai, giai cấp công nhân Trung Quốc hiện nay có bản chất tiên tiến thích ứng với sự phát triển của thời kỳ mới. Họ không chỉ duy trì được bản chất tiên tiến vốn có của mình, mà còn thích ứng với sự phát triển của thời đại mới, thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản: tính toàn diện tri thức, trí thức trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân - điều trước đây chưa hề có; kiên định lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; có tư duy nhạy bén, sắc sảo, kiên trì thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. Thứ ba, giai cấp công nhân có năng lực điều hành sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời đại ngày nay là thời đại phát triển của khoa học và công nghệ cao, thời đại kinh tế tri thức thay thế kinh tế công nghiệp, thời đại cạnh tranh thị trường khốc liệt chưa từng có. Trong điều kiện như vậy, ngoài giai cấp công nhân, không một giai cấp, giai tầng nào khác có thể điều khiển được con tàu phát triển. Chỉ duy nhất giai cấp công nhân mới có thể: 1/ Đứng tr ên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác để nhìn nhận, phân tích và giải quyết vấn đề; 2/ Có tri thức k ...

Tài liệu có liên quan: