Danh mục tài liệu

Đề tài triết học TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TƯ DUY, PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRIẾT HỌC

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này, tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TƯ DUY, PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRIẾT HỌC " ***** Đề tài triết học TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TƯ DUY, PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRIẾT HỌC TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TƯ DUY, PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRIẾT HỌC (*) TRẦN TRUNG LẬP Trên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này, tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng nh ư những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới ph ương thức tư duy. Tuy nhiên, sự tối ưu hoá phương thức tư duy nhất thiết phải là một quá trình. Nhìn từ góc độ nhận thức luận về triết học thì tất cả hoạt động sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự thay đổi, đổi mới và tối ưu hoá. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ phương thức tư duy để phát huy tốt hơn năng lực sáng tạo triết học. Phương thức tư duy, nhìn từ góc độ nhận thức luận, là sự tổng hoà giữa xu thế nhận thức và mô thức vận hành nhận thức của con người. Xu thế nhận thức chỉ một kiểu tình thế bắt đầu trước hoạt động nhận thức, là một trạng thái ý thức của chủ thể, như kết cấu chức năng của tư duy, ý đồ nhận thức, trạng thái tâm linh của nhận thức. Mô thức vận hành nhận thức chỉ phương pháp, lôgíc, đường lối, công thức trong quá trình vận hành nhận thức. Trước đây, “phương thức tư duy” bị mọi người phủ định hoặc xem nhẹ. Ngày nay, vô vàn sự thực đã chứng minh rằng, phương thức tư duy tồn tại một cách khách quan trong trí óc của mỗi chủ thể nhận thức. Không có phương thức tư duy thì chủ thể nhận thức sẽ không thể tiến hành được hoạt động nhận thức. 1. Do vậy, phương thức tư duy có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội, muốn cho thực tiễn xã hội có thể thống nhất với lợi ích của nhân loại thì chúng ta phải hết sức chú ý đến phương thức tư duy, đồng thời phải nghiên cứu nó một cách nghiêm túc. Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật, phương thức tư duy không phải là cái tiên nghiệm mà là cái phát sinh sau. Th ực tiễn xã hội là cơ sở nảy sinh phương thức tư duy. Sự phát sinh phương thức tư duy bất luận của loài hay của cá thể cũng đều giống nhau. Nhưng xét về chủ thể nhận thức, chủ thể thực tiễn, chủ thể giá trị cụ thể và ngay cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cụ thể thì phương thức tư duy lại là cái có trước. Chính đặc tính này của phương thức tư duy khiến nó có vị trí riêng “trước tiên lấy con người làm chủ”, từ đó nhận thức và hoạt động thực tiễn, ngay cả đối với xu hướng giá trị và thực hiện con đường giá trị, cũng đều có vai trò riêng. Điều đó nói lên rằng, phương thức tư duy và phát triển xã hội có quan hệ mật thiết mang tính nội tại, bản chất và tương hỗ. Mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội chủ yếu có 2 mặt sau: Trước hết, mức độ (tình hình) và đặc điểm của sự phát triển xã hội quyết định kết cấu và trạng thái của phương thức tư duy. Ví dụ, xã hội du mục, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp... là những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của xã hội loài người, chúng đều có đặc điểm riêng. Sự phát triển đó nhất thiết phải trải qua một quá tr ình quanh co phức tạp, thông qua hoạt động tư duy (bao gồm số ít và số nhiều) của con người, tích tụ lại và hình thành một loại phương thức tư duy riêng ứng với mỗi một giai đoạn. Ví dụ, từ sau những năm 40 của thế kỷ XVI, chính sự phát triển khoa học tự nhiên dẫn đến hình thành “phương thức tư duy của triết học siêu hình” trong giới khoa học và giới triết học. Cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học tự nhiên, phương thức tư duy này cũng dần dần lùi vào lịch sử và được thay thế bởi một kiểu phương thức tư duy mới phù hợp hơn với sự phát triển khoa học tự nhiên. Đúng như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: tư duy lý luận của mỗi một thời đại kể cả tư duy lý luận của thời đại chúng ta đều l à một loại sản phẩm của lịch sử, trong thời đại khác nhau thì nó có hình thức khác nhau, đồng thời cũng có nội dung khác nhau. Do vậy, cũng giống như các khoa học khác, khoa học về tư duy là một loại khoa học lịch sử, là khoa học về lịch sử phát triển tư duy của con người. Chính vì thế, suy ngược lại từ phương thức tư duy của con người chúng ta cũng có thể nhìn thấy các giai đoạn phát triển xã hội. Ví dụ, xét theo tầng thứ của phương thức tư duy triết học thì những phương thức tư duy, như phương thức tư duy của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thô sơ, phương thức tư duy của chủ nghĩa duy tâm, phương thức tư duy của chủ nghĩa duy vật máy móc, phương thức tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đều phản ánh mặt n ày hay mặt kia trong các giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thường nghe những câu nói, như “Cách nghĩ của anh đúng là của chủ nghĩa phong kiến”, “Cách nghĩ của anh đúng là của người tiểu nông”. Kỳ thực đó là nói đến cách nhìn nhận vấn đề hay là nói đến “phương thức tư duy của chủ nghĩa phong kiến” và “phương thức tư duy của kinh tế tiểu nông”. Hiện nay, phương thức tư duy kiểu này đã không còn tương xứng với yêu cầu phát triển xã hội. Điều đó, một mặt, chứng minh tính độc lập tương đối và sức ỳ của phương thức tư duy cũ; mặt khác, cho thấy trong xã hội hiện thực vẫn còn đất cho sự tồn tại của phương thức tư duy cũ. Nhìn từ góc độ nhận thức luận, thành quả tinh thần trong thực tiễn xã hội, thì việc tích tụ phương thức tư duy trong tư duy con người càng quan trọng hơn, càng có giá trị hơn việc có được tri thức cụ thể. Tri thức cụ thể là kết quả của hoạt động nhận thức đã qua, là cái đối mặt với quá khứ; phương thức tư duy lại không chỉ đối mặt với quá khứ, mà quan trọng hơn, nó còn đối mặt với tương lai. Tuy nhiên, tri thức cụ thể ...

Tài liệu có liên quan: