Đề tài triết học TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.79 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích những cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội từ góc độ lý luận. Khẳng định trách nhiệm xã hội là cái góp phần điều chỉnh, định hướng và phát triển nhân cách con người theo hướng tiến bộ, thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo sự ổn định chính trị, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tác giả đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về trách nhiệm xã hội của cá nhân trong điều kiện kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY " --------------- --------------- ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -------------------------- TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN THỊ TUYẾT(*) Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích những cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội từ góc độ lý luận. Khẳng định trách nhiệm xã hội là cái góp phần điều chỉnh, định hướng và phát triển nhân cách con người theo hướng tiến bộ, thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo sự ổn định chính trị, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tác giả đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về trách nhiệm xã hội của cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường. Trách nhiệm xã hội với tư cách phương thức điều chỉnh, định hướng ý thức của con người trong các mối quan hệ giữa cá nhân với các cá nhân khác, với cộng đồng đang là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu đối với hành vi của con người nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Đặc biệt, sự tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường đã và đang đặt ra không ít yêu cầu đối với việc nâng cao trách nhiệm xã hội không chỉ của cá nhân, mà còn của toàn thể cộng đồng và các tổ chức xã hội. Từ góc độ lý luận, đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội nói chung, trách nhiệm xã hội của cá nhân nói riêng. Mỗi quan điểm này lại có một cách tiếp cận và những điểm hợp lý riêng. Về mặt nội hàm, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là: trách nhiệm bao giờ cũng gắn liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con ng ười và về thực chất, đó chính là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả do những hành động của bản thân con người đưa lại. Do đó, hiểu một cách chung nhất, trách nhiệm là khái niệm của đạo đức học và luật học, nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Về phương diện thuật ngữ, trách nhiệm, khi gắn liền với nội dung xã hội hóa, mở rộng phạm vi ứng dụng và thực thi ra toàn xã hội, thường được hiểu là trách nhiệm xã hội; còn khi gắn với vai trò, nhận thức và hành vi của từng cá nhân thì được hiểu là trách nhiệm xã hội của cá nhân. Do vậy, xét về bản chất, những khái niệm này có nội hàm tương đương như nhau. Từ đây, có thể đưa ra một cách định nghĩa chung về khái niệm này như sau: Trách nhiệm xã hội, theo nghĩa hẹp, được hiểu là bổn phận của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội đối với những quyết định và hành động nhằm làm tăng nghĩa vụ và quyền lợi đối với mỗi thành viên trong xã hội. Trách nhiệm xã hội còn được coi là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân trong việc giải quyết vấn đề chung, được thể hiện thông qua các yếu tố, như sự tôn trọng luật pháp, trách nhiệm với môi trường sống, trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, v.v.. Tuy mang ý nghĩa là bổn phận nhưng về bản chất, trách nhiệm xã hội là một sự tự nguyện, đứng trên trách nhiệm luật pháp với ý nghĩa điều chỉnh các hành vi của cá nhân trước và trong khi hoạt động, chứ không phải là tiêu chí đánh giá cá nhân sau khi hoàn tất hoạt động của mình. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội có thể bị phủ định trong trường hợp nó kiềm chế hoạt động của cộng đồng, và ngược lại, nó có thể được khẳng định khi mang ý nghĩa trách nhiệm trong hoạt động, tức là mang lại nhiều lợi ích đối với các thành viên cũng như cho cả xã hội. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những vấn đề chung. Chúng ta đều biết rằng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại thực sự trong một xã hội nhất định, tồn tại trong quan hệ với những cá nhân khác và như C.Mác đã nói, “trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Do vậy, mỗi cá nhân, trong quá trình hoạt động (lao động) của mình, sẽ tự điều chỉnh bản thân mình theo hướng hoạt động có trách nhiệm, làm cho hoạt động của mình phù hợp với các lợi ích của xã hội. Đồng thời, trách nhiệm xã hội không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân (nghĩa vụ xã hội của cá nhân), mà còn bao hàm cả những đòi hỏi, yêu cầu của cá nhân (quyền của cá nhân) đối với xã hội. Do vậy, trách nhiệm xã hội - đó chính là cá nhân có nghĩa vụ, có trách nhiệm đối với xã hội và ngược lại, xã hội cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng các quyền lợi của cá nhân. Xét về thực chất, đó chính là quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và của xã hội đối với mỗi cá nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội còn bao hàm cả trách nhiệm của toàn thể xã hội trong việc đảm bảo sự hoạt động của cá nhân mỗi con người trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ nhân quả với những cá nhân khác trong xã hội. Đây là cách hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa rộng, và nó được thể hiện ở chỗ, xã hội cần xây dựng một cơ chế xã hội, một hiện thực xã hội rõ ràng, có đủ sức mạnh cần thiết để tạo môi trường cho các cá nhân thực hiện và nâng cao trách nhiệm của mình trước cộng đồng. Do vậy, trách nhiệm xã hội được thể hiện ở việc xây dựng một hệ thống giáo dục vững chắc để đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, làm cho họ có tinh thần trách nhiệm và nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ nhất về trách nhiệm cũng nh ư nghĩa vụ xây dựng xã hội, nghĩa vụ đối với các mối quan hệ xung quanh mình để không xâm hại đến lợi ích của xã hội cũng như của các cá nhân khác. Bên cạnh đó, khi xét về mặt chủ thể thực hiện trách nhiệm, trách nhiệm xã hội cũng có nhiều cấp độ biểu hiện. Trách nhiệm xã hội - đó là trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội (đối với gia đình, tập thể, đơn vị công tác, Tổ quốc, nhân loại nói chung...); là trách nhiệm của cá n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY " --------------- --------------- ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -------------------------- TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN THỊ TUYẾT(*) Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích những cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội từ góc độ lý luận. Khẳng định trách nhiệm xã hội là cái góp phần điều chỉnh, định hướng và phát triển nhân cách con người theo hướng tiến bộ, thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo sự ổn định chính trị, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tác giả đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về trách nhiệm xã hội của cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường. Trách nhiệm xã hội với tư cách phương thức điều chỉnh, định hướng ý thức của con người trong các mối quan hệ giữa cá nhân với các cá nhân khác, với cộng đồng đang là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu đối với hành vi của con người nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Đặc biệt, sự tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường đã và đang đặt ra không ít yêu cầu đối với việc nâng cao trách nhiệm xã hội không chỉ của cá nhân, mà còn của toàn thể cộng đồng và các tổ chức xã hội. Từ góc độ lý luận, đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội nói chung, trách nhiệm xã hội của cá nhân nói riêng. Mỗi quan điểm này lại có một cách tiếp cận và những điểm hợp lý riêng. Về mặt nội hàm, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là: trách nhiệm bao giờ cũng gắn liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con ng ười và về thực chất, đó chính là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả do những hành động của bản thân con người đưa lại. Do đó, hiểu một cách chung nhất, trách nhiệm là khái niệm của đạo đức học và luật học, nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Về phương diện thuật ngữ, trách nhiệm, khi gắn liền với nội dung xã hội hóa, mở rộng phạm vi ứng dụng và thực thi ra toàn xã hội, thường được hiểu là trách nhiệm xã hội; còn khi gắn với vai trò, nhận thức và hành vi của từng cá nhân thì được hiểu là trách nhiệm xã hội của cá nhân. Do vậy, xét về bản chất, những khái niệm này có nội hàm tương đương như nhau. Từ đây, có thể đưa ra một cách định nghĩa chung về khái niệm này như sau: Trách nhiệm xã hội, theo nghĩa hẹp, được hiểu là bổn phận của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội đối với những quyết định và hành động nhằm làm tăng nghĩa vụ và quyền lợi đối với mỗi thành viên trong xã hội. Trách nhiệm xã hội còn được coi là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân trong việc giải quyết vấn đề chung, được thể hiện thông qua các yếu tố, như sự tôn trọng luật pháp, trách nhiệm với môi trường sống, trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, v.v.. Tuy mang ý nghĩa là bổn phận nhưng về bản chất, trách nhiệm xã hội là một sự tự nguyện, đứng trên trách nhiệm luật pháp với ý nghĩa điều chỉnh các hành vi của cá nhân trước và trong khi hoạt động, chứ không phải là tiêu chí đánh giá cá nhân sau khi hoàn tất hoạt động của mình. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội có thể bị phủ định trong trường hợp nó kiềm chế hoạt động của cộng đồng, và ngược lại, nó có thể được khẳng định khi mang ý nghĩa trách nhiệm trong hoạt động, tức là mang lại nhiều lợi ích đối với các thành viên cũng như cho cả xã hội. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những vấn đề chung. Chúng ta đều biết rằng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại thực sự trong một xã hội nhất định, tồn tại trong quan hệ với những cá nhân khác và như C.Mác đã nói, “trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Do vậy, mỗi cá nhân, trong quá trình hoạt động (lao động) của mình, sẽ tự điều chỉnh bản thân mình theo hướng hoạt động có trách nhiệm, làm cho hoạt động của mình phù hợp với các lợi ích của xã hội. Đồng thời, trách nhiệm xã hội không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân (nghĩa vụ xã hội của cá nhân), mà còn bao hàm cả những đòi hỏi, yêu cầu của cá nhân (quyền của cá nhân) đối với xã hội. Do vậy, trách nhiệm xã hội - đó chính là cá nhân có nghĩa vụ, có trách nhiệm đối với xã hội và ngược lại, xã hội cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng các quyền lợi của cá nhân. Xét về thực chất, đó chính là quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và của xã hội đối với mỗi cá nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội còn bao hàm cả trách nhiệm của toàn thể xã hội trong việc đảm bảo sự hoạt động của cá nhân mỗi con người trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ nhân quả với những cá nhân khác trong xã hội. Đây là cách hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa rộng, và nó được thể hiện ở chỗ, xã hội cần xây dựng một cơ chế xã hội, một hiện thực xã hội rõ ràng, có đủ sức mạnh cần thiết để tạo môi trường cho các cá nhân thực hiện và nâng cao trách nhiệm của mình trước cộng đồng. Do vậy, trách nhiệm xã hội được thể hiện ở việc xây dựng một hệ thống giáo dục vững chắc để đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, làm cho họ có tinh thần trách nhiệm và nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ nhất về trách nhiệm cũng nh ư nghĩa vụ xây dựng xã hội, nghĩa vụ đối với các mối quan hệ xung quanh mình để không xâm hại đến lợi ích của xã hội cũng như của các cá nhân khác. Bên cạnh đó, khi xét về mặt chủ thể thực hiện trách nhiệm, trách nhiệm xã hội cũng có nhiều cấp độ biểu hiện. Trách nhiệm xã hội - đó là trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội (đối với gia đình, tập thể, đơn vị công tác, Tổ quốc, nhân loại nói chung...); là trách nhiệm của cá n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học kinh tế chính trị triết học mác lênin chủ nghĩa xã hội đường lối cách mạng lý luận triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 359 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 325 0 0 -
14 trang 312 0 0
-
112 trang 304 0 0
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 293 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
30 trang 267 0 0
-
20 trang 266 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 259 0 0 -
4 trang 256 0 0