Danh mục tài liệu

Đề xuất khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục và đề xuất khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(1), 1-7 ISSN: 2354-0753 ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Trường Văn hóa - Cục Đào tạo - Bộ Công an Ngô Văn Định Email: nvdinh81anh@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 24/10/2021 Scientific research activities of students are an activity associated with the Accepted: 16/11/2021 training process of pedagogical universities. The applications of information Published: 05/01/2022 and communication technology in scientific research in general and educational research in particular are developing very rapidly. In this article, Keywords we study and propose a competency framework for applying information and Scientific research, communication technology in educational scientific research of pedagogical competency framework, students. The proposed competency framework includes 6 component ICT, educational scientific competencies with 22 indicators; each indicator includes 3 levels from low to research, pedagogical high. This competency framework will help to understand the current students situation and improve the quality of educational scienttific research activities of pedagogical students at universities.1. Mở đầu Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinhviên (SV), đặc biệt là SV sư phạm. Hoạt động NCKH giúp rèn luyện một số kĩ năng như: xác định và giải quyết vấnđề, thử sức, đánh giá và nâng cao nhiều khả năng của bản thân, đồng thời có kiến thức thực tế, cơ hội định hướng vàphát triển nghề nghiệp cho SV. Đã có một số nghiên cứu đề cập đến các kĩ năng cần thiết để SV có thể thực hiện tốtcác hoạt động NCKH (Ngô Thị Trang, 2019; Phạm Hồng Quang, 2006; Trần Thanh Ái, 2014). Các nghiên cứu nàytập trung làm sáng tỏ các kĩ năng thành phần trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH của SV như: xây dựng đềtài nghiên cứu; thu thập dữ liệu; phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích... Bài báo trình bày một số nghiên cứu về hoạt động NCKH của SV sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông (CNTT-TT) trong nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) và đề xuất khung năng lực ứng dụngCNTT-TT trong NCKHGD của SV sư phạm.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm Theo Vũ Cao Đàm (2005), quá trình nghiên cứu có thể được thực hiện theo các bước cơ bản sau: (1) Quan sát sựvật, hiện tượng và xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Thiết lập giả thuyết về vấn đề nghiên cứu; (3) Thu thập và xử líthông tin để kiểm chứng giả thuyết; (4) Kết luận, xác nhận hay phủ nhận giả thuyết về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên,khi đề cập đến quá trình NCKH của SV, cũng có ý kiến cho rằng tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể màcác bước này có thể khác nhau, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước: Chuẩn bị cho nghiên cứu; Triển khai nghiêncứu; Báo cáo kết quả nghiên cứu. NCKHDG chính là sự phát hiện ra các quy luật hay tính quy luật của hoạt độnggiáo dục ở nhiều mức độ khác nhau. Tri thức khoa học giáo dục, kĩ năng khoa học giáo dục có tầm quan trọng đặcbiệt đối với những người làm công tác giáo dục (Phạm Hồng Quang, 2006). NCKH của SV là một hoạt động gắn liền với quá trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng nói chung vàcác trường sư phạm nói riêng. Mục đích chính của hoạt động SV NCKH là giúp SV tập dượt nghiên cứu mang lạithông tin mới, kiến thức mới cho bản thân và rèn luyện kĩ năng hoạt động sáng tạo. Đây là hình thức tổ chức đặc thùnhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường (Phạm Hồng Quang, 2006). Qua thực tế giảng dạy tại các trường có đào tạo ngành sư phạm, hoạt động NCKHGD của SV sư phạm bao gồm:thực hiện đề tài NCKH SV; tham gia báo cáo tại các hội thảo NCKH; tham gia các dự án NCKH; viết tiểu luận cuốihọc phần và viết khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. SV các trường đại học sư phạm thường gặp những khó khăn trong quá trình NCKHGD như: chưa nắm vữngphương pháp nghiên cứu, thiếu tính tích cực và chủ động nghiên cứu, thiếu nguồn tư liệu trong quá trình nghiên cứu,yếu các kĩ năng nghiên cứu. 1 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(1), 1-7 ISSN: 2354-0753 Với kinh nghiệm và kĩ năng NCKHGD hạn chế, nhiều SV chưa nắm rõ các bước thực hiện một đề tài, chưa biếtcách trích dẫn và viết báo cáo cũng như trình bày các báo cáo khoa học. Mặc dù trong quá trình học tập, SV cũngđược trang bị những môn học, những kiến thức về phương pháp luận NCKH, được yêu cầu thực hành làm các bàitập tiểu luận, chuẩn bị các chủ đề seminar..., nhưng do những yếu tố chủ quan và khách quan nên phần lớn SV chưarèn luyện tốt các kĩ năng NCKHGD và rất lúng túng khi thực hiện quá trình nghiên cứu. Mặt khác, mục tiêu đào tạohiện hành của các trường sư phạm chú trọng đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho SV nhiều hơn, để họ có đủ tri thức vàsẵn sàng các kĩ năng đứng lớp, tiếp cận với học sinh, giảng bài và tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường, dođó các kĩ năng thực hành NCKH không được thực hiện thường xuyên, SV có tâm lí coi nhẹ và ít đầu tư thời gian chohoạt động này. Thực tế này đòi hỏi các trường sư phạm cần chú ý nhiều hơn đến những năng lực được hình thành,rèn luyện và phát triển ở SV ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: