Danh mục tài liệu

Đổi mới tư duy quản lý kinh tế – Nhìn từ những lần sửa đổi luật doanh nghiệp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.22 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chứng minh rằng, các đạo luật về doanh nghiệp không chỉ là kết quả của sự chuyển hướng quản lý sang nền kinh tế thị trường, mà còn là công cụ để thuận lợi hóa cơ hội tham gia thị trường cho nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông/thành viên/chủ sở hữu, tôn trọng quyền tự chủ của chủ thể kinh doanh và tăng cường hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy quản lý kinh tế – Nhìn từ những lần sửa đổi luật doanh nghiệp ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ KINH TẾ – NHÌN TỪ NHỮNG LẦN SỬA ĐỔI LUẬT DOANH NGHIỆP ThS Tô Thị Đông Hà* TÓM TẮT Luật Doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua 4 lần sửa đổi. Mỗi phiên bản của đạo luật này là một sự đột phá, là một cuộc cách mạng. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính các quy định pháp luật cụ thể, bài viết đặt mục tiêu làm rõ sự phát triển tích cực về tư duy quản lý kinh tế của Nhà nước ta, thể hiện trong các phiên bản Luật Doanh nghiệp. Bài viết chứng minh rằng, các đạo luật về doanh nghiệp không chỉ là kết quả của sự chuyển hướng quản lý sang nền kinh tế thị trường, mà còn là công cụ để thuận lợi hóa cơ hội tham gia thị trường cho nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông/thành viên/chủ sở hữu, tôn trọng quyền tự chủ của chủ thể kinh doanh và tăng cường hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số tồn tại chính, cản trở việc đưa những quy định tiến bộ của Luật Doanh nghiệp vào đời sống kinh doanh. Từ khóa: Đổi mới tư duy, Luật Doanh nghiệp, quản lý kinh tế, sửa đổi luật. 1. Giới thiệu Văn bản luật đầu tiên về doanh nghiệp ở Việt Nam là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, được ban hành năm 1990. Đây là hai đạo luật đánh dấu sự chính thức thừa nhận về mặt pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân, đoạn tuyệt với nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Kể từ đó, cho đến nay, đạo luật về doanh nghiệp đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1999, 2005, 2014 và năm 2020. Nhằm so sánh và hệ thống hóa các thành tựu mà các đạo Luật Doanh nghiệp đạt được sau mỗi lần sửa đổi, như là kết quả của tiến trình đổi mới tư duy quản lý kinh tế của Nhà nước ta; đồng thời chỉ ra những rào cản cần tiếp tục gỡ bỏ, để quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp thực sự được giải phóng, tiệm cận với quan niệm của thế giới, bài viết hy vọng góp thêm ý kiến nhỏ cho công tác xây dựng và thực hiện pháp luật về doanh nghiệp trong thời gian tới. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết Đổi mới tư duy quản lý kinh tế là chủ đề được nhiều công trình khoa học và bài báo đề cập vào mỗi lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp, thể hiện qua các bài viết về những điểm Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 296 - mới của Luật Doanh nghiệp, về hiệu quả thực tế mà đạo luật mang lại. Bài viết này cùng chủ đề nghiên cứu đó nhưng có sự liên kết, hệ thống hóa những thành tựu của đổi mới tư duy quản lý kinh tế, theo chiều dài lịch sử của các đạo luật về doanh nghiệp. Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết chủ yếu là quyền tự do kinh doanh của con người, ngọn cờ cho những sáng tạo lập pháp về doanh nghiệp. Chủ trương xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường chính là nền tảng quan trọng nhất cho việc ghi nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, là điều kiện ra đời của quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam. Từ khi thực hiện công cuộc “Đổi mới”, Quốc hội đã khẩn trương ban hành các đạo luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân Việt Nam và người nước ngoài như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Với Hiến pháp 1992, lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh trở thành một quyền hiến định ở Việt Nam:“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57), và quyền này tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp mới (năm 2013) với phạm vi rộng và rõ hơn: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này hàm chứa hai tuyên bố quan trọng: i) mọi người có quyền tự do kinh doanh; ii) giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm. Hiện thực hóa các quyền tự do kinh doanh tại Hiến pháp, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, thể chế hóa các quan điểm quản lý kinh tế tiến bộ của Nhà nước ta, với mục tiêu tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, nhằm giải phóng hết khả năng sáng tạo của cá nhân, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp phương pháp so sánh luật học để làm rõ những thay đổi của Luật Doanh nghiệp qua mỗi lần sửa đổi. Phương pháp lịch sử được sử dụng để đánh giá các quy định của Luật Doanh nghiệp trong quá khứ, gắn với bối cảnh và điều kiện xây dựng và thực hiện pháp luật kinh tế của đất nước lúc đương thời. 4. Kết quả đạt được của các đạo luật về doanh nghiệp qua các kỳ sửa đổi Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước không thể không kể đến vai trò của của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kinh tế, ngày càng tăng về số lượng và hoàn thiện về chất lượng, cung cấp một khuôn khổ pháp lý hiện đại cho các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh của các đạo luật về doanh nghiệp không nằm ngoài xu thế chung đó, phản ánh đậm nét những cải cách tích cực trong tư duy quản lý kinh tế của Nhà nước, nổi bật là các thành tựu chủ yếu sau: - 297 a. Tháo gỡ các rào cản gia nhập thị trường Đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, ghi nhận tư cách pháp lý của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nghĩa là sẵn sàng đón nhận sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, khi xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999, Nhà nước không thực hiện chủ trương “quản được đến đâu mở đến đó” mà là “cản đến đâu gỡ đến đó”. Điều này không những thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường mà còn trong cả “dọn dẹp” tư duy quản lý cũ. Thể hiện rõ nét mục tiêu này là các quy định nhằm tháo gỡ các rào cản gia nhập thị trường, để khu vực tư nhân không ngần ngại bỏ vốn kinh doanh. Trước khi có Luật ...