Danh mục tài liệu

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.78 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong hành trình đi đến một xã hội ngày văn minh, phồn thịnh công nghiệp hoá (CNH) được thừa nhận là con đường tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Đây là sự lựa chọn phù hợp nhất để có thể đưa nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu kém phát triển lên một trình độ phát triển cao hơn và vì vậy, CNH ngày nay đã thực sự trở thành xu hướng phát triển chung, là vấn đề...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 1 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong hành trình đi đến một xã hội ngày văn minh, phồn thịnh công nghiệp hoá (CNH) được thừa nhận là con đường tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Đây là sự lựa chọn phù hợp nhất để có thể đưa nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu kém phát triển lên một trình độ phát triển cao hơn và vì vậy, CNH ngày nay đã thực sự trở thành xu hướng phát triển chung, là vấn đề nổi bật mang tầm vóc quốc tế. Hoà cùng xu hướng chung của thế giới, quá trình CNH ở Việt Nam đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Là một Thành phố mới trực thuộc trung ương từ năm 1997, Đà Nẵng cũng đang nổ lực hết mình để đưa tốc độ CNH đi lên góp phần đẩy nhanh quá trình CNH trong cả nước. Với mục tiêu đưa Thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố Công Nghiệp - trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật - nền kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để làm được điều này, ngoài việc thành phố phải xây dựng được một chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp, thành phố còn phải có một sự đầu tư thoả đáng cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế tri thức. Căn cứ vào điều kiện riêng có, Thành phố đã lựa chọn Thành phố đã lựa chọn xu hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn phù hợp với đặc điểm của Thành phố với quỹ đất có hạn và ngày càng thu hẹp dần, những lợi thế về vị trí địa lý mở ra cơ hội giao thương lớn và những điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Trong những năm qua, sự chuyển dịch theo h ướng này đã bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, việc chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá “ là một sự cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, nhanh chóng xây dựng thành công Thành phố Đà Nẵng - Thành phố công nghiệp trong tương lai. Kết cấu đề tài gồm có 3 phần: PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH- HĐH. PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN I.Một số khái niệm. 1.Khái niệm nguồn lao động. - Theo từ điển thuật ngữ của Liên Xô (cũ): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực ( đang tham gia lao động ) và tiềm tàng ( có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động ). - Theo từ điển thuật ngữ Pháp quan niệm nguồn lao động hẹp hơn, không gồm những người có khả năng lao động nhưng không đủ nhu cầu làm việc. - Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học kinh tế quốc dân: nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động. - Theo tổng cục thống kê: Nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình, không có nhu cầu làm việc, những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi theo qui định của Luật Lao Động). 2. Khái niệm lực lượng lao động . Có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động : - Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ): Lực lượng lao động là khái niệm định lượng của nguồn lao động. - Theo David Begg thì cho rằng :” Lực lượng lao động có đăng ký bao gồm số người có công ăn việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng ký”. - Theoquan điểm của ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong tuôi quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. - Theo giáo trình kinh tế lao động của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội : lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động cộng 1/2 số người lao động trên độ trên tuổi cộng 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Theo tổng cục thống kê Việt Nam : Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Khái niệm này thống nhất với quan niệm của ILO, chỉ khác là những người thất nghiệp được tính vào lực lượng lao động chỉ giới hạn trong độ tuổi lao động . 3.Khái niệm cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Về thực chất, cơ cấu lao động là một đại lượng kinh tế phán ánh số lượng các bộ phận hợp thành nguồn lao động và mối quan hệ tương tác về tỷ lệ giữa các bộ phận ấy trong tổng nguồn lao động xã hội. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình nhằm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ và lao độn theo những mục tiêu nhất định. Thực chất, đó chính là quá trình phân phối và bố trí các nguồn lao động theo những qui luật, những xu hướng tiến bộ .... nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các nguồn lao động thúc đẩy và tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. II Phân loại cơ cấu lao động. 1.Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế: Gắn với quá trình phân công lao động xã hội, nền sản xuất và lao động xã hội thường được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là : Nông nghiệp (nông lâm ngư nghiệp) , công nghiệp (công nghiệp và xây dựng), dịch vụ (thương mại và du lịch, dịch vụ). Theo xu hướng chung của toàn thế giới, tỷ trọng lực lượng lao động trong nhóm ngành nông nghiệp sẽ giảm mạnh và chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong GDP khoảng 3-5%, trong khi đó tỷ trọng lao động trong nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ sẽ tăng với tốc độ cao nhất và chiếm tỷ trọng chi phố từ 60-70% trong GDP quốc gia. 2.Cơ cấu lao động c ...

Tài liệu có liên quan: