Danh mục tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tái định cư thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.43 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tái định cư thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi trình bày: Quá trình thực hiện dự án di dân tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đã hơn 10 năm nhưng vấn đề phát triển kinh tế trong các khu tái định cư vẫn chưa có lối thoát,... Mời các bạn cùng tham khảo..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tái định cư thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, QUẢNG NGÃI PHẠM VIẾT HỒNG - ĐẶNG THỊ MAI TRÂM Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Quá trình thực hiện dự án di dân tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất đã hơn 10 năm nhưng vấn đề phát triển kinh tế trong các khu tái định cư vẫn chưa có lối thoát. Hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết: vấn đề về nghề nghiệp, vấn đề ổn định cuộc sống, cái nghèo của người dân… Do vậy, cần phải đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất. Tháng 3 năm 2005, Khu kinh tế Dung Quất (KKT) được thành lập theo quyết định số 50/2005 QĐ-TTg. Để giải phóng mặt bằng xây dựng khu kinh tế Dung Quất, chính quyền địa phương đã phải di dời 1523 hộ gia đình và thành lập 10 khu tái định cư (TĐC). Tính đến tháng 12 năm 2009, để thực hiện các dự án tại Khu kinh tế Dung Quất, có hơn 11.000 hộ dân đã bị thu hồi đất với diện tích khoảng 3.000ha. Tỉnh Quảng Ngãi đã phải xây dựng 17 khu tái định cư cho khoảng hơn 2.000 hộ dân bị di dời, giải tỏa. Sau hơn 5 năm, vấn đề phát triển kinh tế trong các khu TĐC này vẫn còn nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết [4]. Do đó cần phải có những giải pháp hợp lý phát triển kinh tế xã hội ở vùng TĐC để ổn định phát triển kinh tế cho những cư dân những vùng này, đem lại môi trường kinh tế, xã hội, chính trị ổn định, để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững và toàn diện của cả Khu kinh tế Dung Quất. 1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH SAU KHI TĐC 1.1. Thu nhập bình quân trong năm của hộ dân trong các khu TĐC Bảng 1. Thu nhập bình quân trong năm của các hộ dân TĐC trên địa bàn các xã của KKT Dung Quất năm 2010 (số hộ) Vị trí các khu STT TĐC 1 2 3 4 5 6 7 Xã Bình Thạnh Xã Bình Chánh Xã Bình Đông Xã Bình Thuận Xã Bình Hải Xã Bình Trị Xã Bình Hòa Tổng số Số hộ 225 27 29 64 17 121 6 489 Từ 3-5 triệu đồng Từ 5-10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng Trước Trước Trước Sau TĐC Sau TĐC Sau TĐC TĐC TĐC TĐC 0 1 20 52 205 172 0 2 2 10 25 15 0 4 5 9 24 16 0 3 8 17 56 44 0 2 5 7 12 8 11 24 28 45 82 52 0 1 0 1 6 4 11 37 68 141 410 311 (Nguồn: Điều tra thực tế) Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 113-118 114 PHẠM VIẾT HỒNG - ĐẶNG THỊ MAI TRÂM Sự thay đổi điều kiện hoạt động kinh tế đã làm thay đổi cơ bản nguồn thu nhập của các hộ gia đình TĐC. Số hộ thu nhập thấp dưới 10 triệu đồng/năm tăng nhiều so với trước TĐC, ngược lại, số hộ thu nhập trên 10 triệu đồng giảm mạnh. Sự thay đổi này cho thấy sau khi TĐC, hoạt động kinh tế của bộ phận dân cư này bị biến động mạnh. Thực chất của hiện tượng tăng số lượng các hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng chủ yếu là do tác động của xu hướng tăng trưởng kinh tế của cả nước và khu vực và một phần do lạm phát. Nguồn thu nhập của nhóm hộ này chủ yếu nhờ tham gia làm việc thêm trong các dự án xây dựng công nghiệp ở Dung Quất. Nguồn thu nhập này không ổn định, có tính chất vụ việc. Do vậy, tuy giá trị thu nhập tăng nhưng đời sống không được cải thiện và gặp nhiều khó khăn hơn. Điều đáng quan tâm là số lượng hộ có thu nhập trên 10 triệu đồng giảm mạnh. Đây là những hộ đóng vai trò “đầu kéo” đối với phát triển kinh tế nông thôn vì thu nhập cao là nhân tố quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng và sản xuất hàng hóa, thực hiện phân công lao động xã hội [1]. 1.2. Nhà ở và một số phương tiện, vật dụng chủ yếu của các hộ dân TĐC Nhà ở của 489 hộ được điều tra có 115 nhà kiên cố, 332 bán kiên cố, 42 nhà tạm. So với trước khi di dời, nhà ở của các hộ dân tại các khu TĐC khang trang hơn, phần nhiều đã xây dựng nhà đạt chuẩn cấp IV, mỗi nhà đều có nhà vệ sinh riêng. Một số hộ đã xây dựng được nhà cấp III. Bảng 2. Một số phương tiện, vật dụng chủ yếu của các hộ dân TĐC trên địa bàn các xã của KKT Dung Quất 2010 Xe máy Ti vi STT Vị trí các khu TĐC Số hộ Số lượng % Số lượng % 1 Xã Bình Thạnh 225 159 70,67 186 82,67 2 Xã Bình Chánh 27 21 77,78 19 70,37 3 Xã Bình Đông 29 22 75,86 23 79,31 4 Xã Bình Thuận 64 44 68,75 51 79,69 5 Xã Bình Hải 17 12 70,58 14 82,35 6 Xã Bình Trị 121 89 73,55 87 71,90 7 Xã Bình Hòa 6 4 66,67 5 83,3 (Nguồn: Điều tra thực tế) Nhìn chung số lượng ti vi và xe máy ở các khu TĐC có được chiếm khoảng 2/3 số hộ trong mỗi khu. Phần lớn phương tiện, đồ dùng sinh hoạt đều được trang bị nhờ nguồn kinh phí đền bù giải tỏa. Theo kế hoạch di dân, các dự án đều có dự toán vốn để khôi phục hoặc hình thành sinh kế mới cho hộ gia đình TĐC nhưng do hạn chế về trình độ nên phần lớn nguồn vốn này được sử dụng cho sinh hoạt. Do vậy, hầu hết các hộ TĐC có được một nơi ở khang trang hơn, phương tiện sinh hoạt tốt hơn nhưng tâm lý của người dân ở các khu TĐC hiện nay còn lo lắng do chưa có sinh kế ổn định. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn vì diện tí ...

Tài liệu có liên quan: