Danh mục tài liệu

Giải pháp ổn định khu vực tài chính Việt Nam trong tiến trình tự do hóa tài khoản vốn

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.55 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới và từng bước tiến hành tự do hóa tài khoản vốn. Khảo sát các điều kiện đảm bảo ổn định khu vực tài chính, bài viết đề xuất giải pháp giữ ổn định khu vực này trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp ổn định khu vực tài chính Việt Nam trong tiến trình tự do hóa tài khoản vốn DIỄN ĐÀN KHOA HỌC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ThS. NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài khoản vốn là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia. Tuy nhiên, sự di chuyển quá mức dòng vốn vào một quốc gia sẽ đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, gây bất ổn cho khu vực tài chính. Tự do hóa tài khoản vốn chỉ có thể thành công khi quốc gia đã hội đủ những điều kiện tiền đề cần thiết, đặc biệt là sự ổn định của khu vực tài chính. Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới và từng bước tiến hành tự do hóa tài khoản vốn. Khảo sát các điều kiện đảm bảo ổn định khu vực tài chính, bài viết đề xuất giải pháp giữ ổn định khu vực này trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn. • Từ khóa: Kinh tế, tài khoản vốn, ngân hàng thương mại, chủ sở hữu, nợ xấu. Các điều kiện đảm bảo ổn định khu vực tài chính Ishii và Habermeier (2002) cho rằng, để giữ ổn định khu vực tài chính trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn đòi hỏi bản thân khu vực tài chính phải thực sự vững mạnh, đảm bảo có hệ thống giám sát khu vực tài chính hiệu quả, ổn định kinh tế vĩ mô. Về điều kiện đảm bảo sự vững mạnh của khu vực tài chính Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò quan trọng nhất trong khu vực tài chính Việt Nam, bởi đây là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do đó, để đánh giá sự vững mạnh của khu vực tài chính Việt Nam, tác giả chỉ tập trung đánh giá sự vững mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam. Một hệ thống NHTM vững mạnh phải có năng lực tài chính cao và có khả năng chịu đựng được các cú “sốc” kinh tế. Để đánh giá năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, bài viết sử dụng các tiêu chí trong khung CAMEL - hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính dựa trên 5 tiêu chí: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, doanh thu và mức thanh khoản. (i) Quy mô vốn Quy mô vốn của hệ thống NHTM Việt Nam được đánh giá qua tổng mức vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. - Vốn chủ sở hữu: Nếu xét theo quy chuẩn của CAMEL thì vốn chủ sở hữu của các NHTM phải đạt 20.000 tỷ đồng, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 4 NHTM lớn của Việt Nam đạt được tiêu chí này: Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, còn lại các ngân 70 hàng khác quy mô vốn chủ sở hữu còn rất thấp so với quy định của khung CAMEL. - Hệ số đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động khuếch đại ROE cho NHTM nhưng phải ở mức phù hợp, theo chuẩn CAMEL và chỉ tiêu này không được vượt quá 12 lần, nếu không dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Tính toán số liệu của 41 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, hệ số đòn bẩy bình quân lần lượt là 12%; 12,4%; 12%; 12,4% và 13,1% cho thấy, con số này hiện nay đã vượt quá chuẩn quy định của khung CAMEL. - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tỷ lệ an toàn tối thiểu của các NHTM Việt Nam hiện nay đã ở trên mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 9%. Tuy nhiên, vấn đề là do sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán Việt Nam ít nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế, nên khó có thể so sánh. (ii) Chất lượng tổng tài sản Chất lượng của tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Theo số liệu NHNN cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 lần lượt là 2,51%; 3,3%; 4,1%; 3,8% đều vượt quá quy định của khung an toàn CAMEL là 2%. Điều này cho thấy, chất lượng tổng tài sản của hệ thống NHTM ở mức thấp. (iii) Quản trị điều hành Trong những năm gần đây, hoạt động quản trị điều hành tại các NHTM cũng mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhiều NHTM đã chuyển đổi từ cấu trúc tổ chức theo chức năng sang mô hình cấu trúc theo nhóm khách hàng, loại hình dịch vụ; áp dụng mô hình TÀI CHÍNH - Tháng 7/2016 quản lý theo thông lệ quốc tế (quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản nợ - có). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như thiếu sự rõ ràng về vai trò của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành. (iv) Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM được thể hiện qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Khung CAMEL quy định ROA>1% và ROE ≥15%. Tuy nhiên, theo số liệu 41 NHTM Việt Nam, ROA của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2010-2014 lần lượt là 1%, 1,1%; 0,7%, 0,6%; 0,6%; ROE lần lượt là 13%; 14%; 6,3%; 6,2%; 6,3%. Điều này cho thấy, 2 chỉ tiêu này hiện nay đã sụt giảm và không đảm bảo so với quy định của khung CAMEL. (v) Khả năng thanh khoản Để đánh giá khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, bài viết dựa trên 2 chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi. - Khả năng thanh toán ngắn hạn: Theo chuẩn quốc tế, khả năng thanh toán ngắn hạn của các NHTM bằng 2 thì mới đảm bảo thanh toán cho các khoản huy động ngắn hạn. Tuy nhiên, thống kê từ báo cáo tài chính 41 NHTM Việt Nam, chỉ số này trong giai đoạn 20102014 lần lượt là 0,99; 1,04; 0,98; 0,95; 0,92. Điều này cho thấy, khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của các NHTM Việt Nam còn thấp và chưa đạt chuẩn quốc tế. - Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi: Theo tính toán của tác giả, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 luôn dao động từ 1 – 1,4 cho thấy, hệ thống NHTM luôn đối mặt với rủi ro thanh khoản khi lượng vốn huy động luôn ở mức thấp hơn so với lượng vốn cho vay. Như vậy, qua phân tích theo khung CAMEL có thể thấy, năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay ở mức độ khá thấp, hầu hết 5 tiêu chí đều chưa đạt chuẩn CAMEL và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, khả năng chịu đựng được các cú “sốc” bất lợi của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay còn rất kém (Nguyễn Đức Thành, 2015). Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số xếp hạng khu vực tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 đều ở mức 3, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: