Giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế - khu công nghiệp của Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 276.83 KB
Lượt xem: 39
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu "Giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế - khu công nghiệp của Việt Nam" tác giả muốn điểm lại những kết quả mà KCN đã mang lại, nêu những ưu nhược và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các Khu công nghiệp (HCN) trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế - khu công nghiệp của Việt Nam GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ - KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM Võ Thị Vân Khánh* 1 TÓM TẮT: Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các KCN, KCX, KKT trong thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. KCN, KCX được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc phát triển các KCN, KKT cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để phát triển trong thời gian tới. Trong nghiên cứu tài tác giả muốn điểm lại những kết quả mà KCN đã mang lại, nêu những ưu nhược và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các Khu công nghiệp (HCN) trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, phát triển bền vững, chỉ số phát triển. 1. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2016, cả nước có 16 khu kinh tế (KKT) với 815 nghìn ha, tổng diện tích mặt đất và mặt nước (chưa tính hai KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình và Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch, nhưng chưa được thành lập); có 325 khu công nghiệp (KCN), với 94,9 nghìn ha, trong đó 67% tổng diện tích đất tự nhiên có thể cho thuê. Hiện 220 KCN đã đi vào hoạt động, 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Vùng Đông Nam Bộ có số KCN được thành lập nhiều nhất với 111 KCN (chiếm 34%); vùng Đồng bằng sông Hồng có 85 và và Tây Nam Bộ có 52 KCN. Đặc biệt, tại 16 KKT ven biển hiện có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7,8 nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 14 KCN, khu phi thuế quan đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 5,5 nghìn ha và 22 KCN, khu phi thuế quan đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 10,6 nghìn ha. Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt trên 30.000 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển. Tính đến hết tháng 11/2016, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 155 nghìn tỷ đồng (vốn đầu tư trong nước là 133 nghìn tỷ đồng, chiếm 84% tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư). Với mục tiêu được đặt ra là đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển trên cả nước đóng góp từ 53%- 55% GDP quốc gia và 55%-60% tổng kim ngạch xuất khẩu, song đến nay, tỷ lệ đất phục vụ các dự án sản * Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Tài chính, Hà Nội, tác giả nhận phản hồi:0983997079, Email:vankhanhhvtc@gmail.com 1010 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION xuất, kinh doanh trong các khu kinh tế ven biển mới đạt 9%, tổng doanh thu hàng năm đạt khoảng 6-8 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách hàng năm chỉ khoảng 500-600 triệu USD. Các khu kinh tế và công nghiệp là những điểm, vùng động lực góp phần đáng kể cho sự tái cơ cấu, phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung; tạo nhiều việc làm mới; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tưcho phát triển kinh tế và quản lý chất thải, bảo vệ môi trường và góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển và gìn giữ an ninh quốc phòng tuyến biên giới đất liền. Năm 2011, Việt Nam mới có 267 KCN, đóng góp khoảng 40% tổng vốn FDI, trên 30% giá trị xuất khẩu hàng năm và thu hút trên 1,6 triệu lao động trực tiếp. Năm 2016, các KCN, KKT trên cả nước đã thu hút được 873 dự án FDI và điều chỉnh tăng vốn cho 680 lượt dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm khoảng 14,9 tỷ USD, chiếm khoảng 72% FDI chung và chiếm trên 90% về lĩnh vực chế biến chế tạo của cả nước. Trong đó, lũy kế đến hết năm 2016, các KCN thu hút được 7.013 dự án FDI. Tổng mức đầu tư đăng ký đạt 111,4 tỷ USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 61%. Các KKT thu hút được 361 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 42,2 tỷ USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 49%. Các KCN, KKT thu hút được 629 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 218 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm khoảng 109,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2016, các KCN thu hút được 6.504 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 710,6 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện bằng 51%. Các KKT thu hút được 1.090 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 809,1 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện bằng 40% (so với lũy kế đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Các KCN, KKT đạt tổng doanh thu đạt khoảng 145,5 tỷ USD, tăng hơn 9% sơ với năm 2015; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 96 tỷ USD, đóng góp gần 53% vào tổng kim ngạch cả nước. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng đạt 94 tỷ USD; đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 110 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015. Đồng thời, đang thu hút trên 3 triệu lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển các khu kinh tế và công nghiệp tập trung trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ; năng lực, hiệu lực hiệu và quả quản lý nhà nước còn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế - khu công nghiệp của Việt Nam GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ - KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM Võ Thị Vân Khánh* 1 TÓM TẮT: Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các KCN, KCX, KKT trong thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. KCN, KCX được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc phát triển các KCN, KKT cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để phát triển trong thời gian tới. Trong nghiên cứu tài tác giả muốn điểm lại những kết quả mà KCN đã mang lại, nêu những ưu nhược và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các Khu công nghiệp (HCN) trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, phát triển bền vững, chỉ số phát triển. 1. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2016, cả nước có 16 khu kinh tế (KKT) với 815 nghìn ha, tổng diện tích mặt đất và mặt nước (chưa tính hai KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình và Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch, nhưng chưa được thành lập); có 325 khu công nghiệp (KCN), với 94,9 nghìn ha, trong đó 67% tổng diện tích đất tự nhiên có thể cho thuê. Hiện 220 KCN đã đi vào hoạt động, 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Vùng Đông Nam Bộ có số KCN được thành lập nhiều nhất với 111 KCN (chiếm 34%); vùng Đồng bằng sông Hồng có 85 và và Tây Nam Bộ có 52 KCN. Đặc biệt, tại 16 KKT ven biển hiện có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7,8 nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 14 KCN, khu phi thuế quan đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 5,5 nghìn ha và 22 KCN, khu phi thuế quan đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 10,6 nghìn ha. Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt trên 30.000 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển. Tính đến hết tháng 11/2016, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 155 nghìn tỷ đồng (vốn đầu tư trong nước là 133 nghìn tỷ đồng, chiếm 84% tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư). Với mục tiêu được đặt ra là đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển trên cả nước đóng góp từ 53%- 55% GDP quốc gia và 55%-60% tổng kim ngạch xuất khẩu, song đến nay, tỷ lệ đất phục vụ các dự án sản * Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Tài chính, Hà Nội, tác giả nhận phản hồi:0983997079, Email:vankhanhhvtc@gmail.com 1010 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION xuất, kinh doanh trong các khu kinh tế ven biển mới đạt 9%, tổng doanh thu hàng năm đạt khoảng 6-8 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách hàng năm chỉ khoảng 500-600 triệu USD. Các khu kinh tế và công nghiệp là những điểm, vùng động lực góp phần đáng kể cho sự tái cơ cấu, phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung; tạo nhiều việc làm mới; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tưcho phát triển kinh tế và quản lý chất thải, bảo vệ môi trường và góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển và gìn giữ an ninh quốc phòng tuyến biên giới đất liền. Năm 2011, Việt Nam mới có 267 KCN, đóng góp khoảng 40% tổng vốn FDI, trên 30% giá trị xuất khẩu hàng năm và thu hút trên 1,6 triệu lao động trực tiếp. Năm 2016, các KCN, KKT trên cả nước đã thu hút được 873 dự án FDI và điều chỉnh tăng vốn cho 680 lượt dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm khoảng 14,9 tỷ USD, chiếm khoảng 72% FDI chung và chiếm trên 90% về lĩnh vực chế biến chế tạo của cả nước. Trong đó, lũy kế đến hết năm 2016, các KCN thu hút được 7.013 dự án FDI. Tổng mức đầu tư đăng ký đạt 111,4 tỷ USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 61%. Các KKT thu hút được 361 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 42,2 tỷ USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 49%. Các KCN, KKT thu hút được 629 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 218 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm khoảng 109,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2016, các KCN thu hút được 6.504 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 710,6 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện bằng 51%. Các KKT thu hút được 1.090 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 809,1 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện bằng 40% (so với lũy kế đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Các KCN, KKT đạt tổng doanh thu đạt khoảng 145,5 tỷ USD, tăng hơn 9% sơ với năm 2015; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 96 tỷ USD, đóng góp gần 53% vào tổng kim ngạch cả nước. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng đạt 94 tỷ USD; đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 110 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015. Đồng thời, đang thu hút trên 3 triệu lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển các khu kinh tế và công nghiệp tập trung trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ; năng lực, hiệu lực hiệu và quả quản lý nhà nước còn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khu công nghiệp Đặc khu kinh tế Thu hút vốn đầu tư Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Business management in the context of globalisationTài liệu có liên quan:
-
9 trang 246 0 0
-
10 trang 223 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 215 0 0 -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 206 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Đề tài: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
20 trang 172 0 0 -
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 149 0 0 -
5 trang 137 0 0
-
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
124 trang 126 0 0