
Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SOLUTIONS TO ENHANCE EXPORTS OF VIETNAMESE GOODS IN THE INTEGRATION PERIOD TS. Phạm Nguyên Minh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại Tóm tắt Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986, đưa ra chủ trương hội nhập quốc tế từ năm 1988, bắt đầu hội nhập quốc tế từ năm 1995. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… Hội nhập quốc tế cũng góp phần quan trọng vào phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhậpngày càng được mở rộng và phát triển, quy mô và kim ngạch không ngừng gia tăng, cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tích cực.Tuy nhiên, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm được cải thiện, xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, bài viết đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Từ khóa:Giải pháp; Xuất khẩu hàng hóa; Việt Nam; Thời kỳ hội nhập. Abstract Vietnam has initiated the process of economic renovation (DOIMOI) since 1986, introduced the policy of international integration since 1988, and started to integrate into the international economy since 1995. So far, Vietnam has integrated into the world economy more and more deeply, contributing greatly to the social-economic and trade development, attracting foreign direct investments, and improving national, business and product competitiveness, etc. International economic integration also contributes strongly to the development of exports of major Vietnamese goods. In the integration period, exports of Vietnamese goods are increasingly expanding in both scope and volume and the structure of goods and markets is shifted in a positive way. However, on the other way, the value added of Vietnamese exported goods is still marginal, the product competitiveness is slow to improve, and the export activities depend mostly on FDI enterprises. Therefore, this article strives to deeply analyze the situation of exports of Vietnamese goods in the integration period and thereby recommends some orientations and solutions to enhance Vietnamese exports for the period 2016-2020. Key word: Solution, Exports of goods, Vietnam, Integration Period 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (1995 - 2015) 1.1. Kết quả đạt được Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới” và mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, hội nhập quốc tế từ năm 1995. Tính đến nay, Việt Namcó quan hệ thương mại song phương với trên 180 nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương (ký với Hoa Kỳ năm 2000), gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Về các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia 467 Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998,gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, tham gia 10 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương 1và trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015. Hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ thương mại với các nước, tham gia các khu vực thương mại tự do, hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cho từng thời kỳ… tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam phát triển nhanh. Hoạt động xuất khẩu được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm.Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ hội nhập (1995 - 2015) đạt được các kết quả sau: Thứ nhất, quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa không ngừng gia tăng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa đã phát triển lên một mức mới, tăng trưởng cao cả về quy mô và tốc độ.Quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng 29,81 lần, kim ngạch xuất khẩu năm 1995 mới đạt 5.448,9 triệu USD đến năm 2015 tăng lên 162.414,7 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 19,21%/năm. 180000.0 40.00 160000.0 35.00 30.00 140000.0 25.00 120000.0 20.00 100000.0 15.00 80000.0 10.00 5.00 60000.0 0.00 40000.0 -5.00 20000.0 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Công cuộc đổi mới kinh tế Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giaTài liệu có liên quan:
-
71 trang 244 1 0
-
12 trang 198 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
11 trang 178 0 0
-
Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam
4 trang 164 0 0 -
19 trang 160 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 96 0 0 -
33 trang 93 0 0
-
Tiểu luận triết học - Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
18 trang 90 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 84 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 75 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 66 0 0 -
8 trang 45 0 0
-
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 44 0 0 -
4 trang 43 0 0
-
Cần xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KH&CN
4 trang 41 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 40 0 0 -
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam
9 trang 38 0 0 -
Tác động của FDI tới phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019
10 trang 38 0 0 -
Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022
8 trang 38 0 0