Danh mục tài liệu

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - TS Nguyễn Ngọc Kiện

Số trang: 177      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,023.06 KB      Lượt xem: 73      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam: Phần 2 do TS Nguyễn Ngọc Kiện chủ biên có nội dung trình bày trách nhiệm hình sự và hình phạt, hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - TS Nguyễn Ngọc Kiện CHƯƠNG 11. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT Chương 11 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT1 1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự Thuật ngữ “trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai nghĩa. Một là, trách nhiệm là nghĩa vụ, bổn phận mà một chủ thể phải thực hiện. Hai là, trách nhiệm là hậu quả bất lợi của chủ thể do đã thực hiện hành vi vi phạm. Trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nghĩa thứ hai. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải chịu do đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước mà người phạm tội phải chịu do đã thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ 1 Trong Chương này chỉ đề cập đến những vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và khái niệm, mục đích của hình phạt, còn hệ thống (các loại) hình phạt và vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với pháp nhân thương mại sẽ được đề cập tại Chương khác của Giáo trình này. 183 Giáo trình LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Phần chung) quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thể hiện bằng các quyết định tố tụng như quyết định khởi tố bị can, bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, bản cáo trạng, quyết định truy tố (trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn) của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, người phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự. Người phạm tội chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ đã được chứng minh theo trình tự do pháp luật quy định, bị đưa ra xét xử và bị Tòa án kết án bằng bản án kết tội. Bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với người phạm tội là văn bản xác nhận chính thức người phạm tội “bị coi là có tội”. Bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội thường gắn liền với quyết định loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng bản án kết tội cũng có thể kèm theo quyết định miễn hình phạt đối với người phạm tội. Như vậy, nói đến trách nhiệm hình sự là nói đến hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do đã thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nội dung trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu có thể gồm hình phạt nếu bản án kết tội của Tòa án đi kèm với việc quyết định hình phạt hoặc không có hình phạt nếu bản án kết tội của Tòa án lại gắn với quyết định miễn hình phạt đối với người phạm tội. Bản án kết tội của Tòa án có quyết định hình phạt thường để lại hậu quả là người bị kết án bị coi là có án tích ngay sau khi bản án đó có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp không bị coi là có án tích theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 2015). Người bị kết án chỉ được xóa án tích khi đáp ứng các điều kiện do luật định tại các điều 70, 71, 72 và 73 Bộ luật Hình sự năm 2015. 184 CHƯƠNG 11. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành như sau: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do người đó đã thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, được thể hiện ở việc người phạm tội bị Tòa án kết tội bằng bản án kết tội, hình phạt mà Tòa án quyết định, chịu mang án tích (trừ trường hợp người phạm tội được miễn hình phạt và các trường hợp khác không bị coi là có án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự)1. 1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự có các đặc điểm sau: Một là, trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể được áp dụng đối với người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự. Không có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm thì không thể có trách nhiệm hình sự. Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào đó là tội phạm và buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở đối chiếu để tìm ra sự phù hợp giữa dấu hiệu của hành vi đã thực hiện với dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được luật hình sự quy định chính là cơ sở của trách nhiệm hình sự. 1 Về khái niệm trách nhiệm hình sự, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.245; Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự (tập III), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.22; Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.25. 185 Giáo trình LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Phần chung) Theo luật hình sự nước ta, Bộ luật Hình sự là văn bản pháp lý duy nhất quy định hành vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: