Danh mục tài liệu

Giáo trình sinh sản gia súc - chương 1

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HỌC PHẦN I Yêu cầu chung: Nắm vững những quá trình sinh lý sinh sản cơ bản, làm nền tảng cho kiến thức và ứng dụng trong điều khiển sinh sản ở vật nuôi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình sinh sản gia súc - chương 1 HỌC PHẦN I SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC ---------------- Yêu cầu chung: Nắm vững những quá trình sinh lý sinh sản cơ bản, làm nền tảng cho kiến thức và ứng dụng trong điều khiển sinh sản ở vật nuôi. CHƯƠNG I. SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC VÀ CÁI Mục đích: Giới thiệu cấu tạo giải phẫu và chức năng của bộ máy sinh dục đực và cái, quá trình hình thành và phát triển của trứng, quá trình thụ tinh, làm tổ của hợp tử và mang thai ở gia súc. Thời lượng giảng dạy: 9 tiếtI. SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC ĐỰC1. Cấu tạo và chức năng bộ máy sinh dục đực Chú thích: a. Bầu tinh bu. Tuyến Cowper cap. Đầu phụ dịch hoàn caud. Đuôi phụ dịch hoàn dd. Ống dẫn tinh es. Qui đầu pg. Tuyến tiền liệt r. Trực tràng s; bìu t. Tinh hoàn up. Ống niệu vg. Tuyến tinh nang Hình 2. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực [3]ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 81.1. Dịch hoàn còn gọi tinh hoànCấu tạo: Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc do phúc mạckéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổ chức liên kết mỏng), từ màng trắngcó các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiềuống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được hình thành. Trong ống sinh tinhcủa gia súc trưởng thành luôn luôn có các dạng của tinh trùng đang phân chia vàphát triển từ tinh nguyên bào đến tinh bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáyống sinh tinh còn có tế bào đáy (còn gọi là tế bào đỡ, tế bào Sertoli) là nơi biến tháicủa tinh trùng từ tiền tinh trùng thành tinh trùng non. Chính tế bào Sertoli cung cấpdinh dưỡng cho tinh trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tế bào kẽ Leidig (tiếthormone sinh dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh congtrong mỗi tiểu thùy hướng về phía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệnhau tạo thành lưới tinh.Hình dáng kích thước của dịch hoàn là một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất củagiống.* Dịch hoàn có 2 chức năng:- Ngoại tiết (quan trọng nhất) là sản sinh ra tế bào sinh dục đực.- Nội tiết: sản xuất ra kích tố sinh dục đực (androgen)1.2. Phụ dịch hoàn Hình 3. Cấu tạo dịch hoàn [2]Còn gọi là dịch hoàn phụ haymào tinh. Cơ quan này được gắnở bờ trên và bờ sau của dịchhoàn. Tinh trùng được sản sinh ởống sinh tinh của tinh hoàn rồiđược đưa về phụ dịch hoàn. Ởdịch hoàn phụ, tinh trùng phải dichuyển một quãng đường dài(dê, bò 60 m, ngựa 70 m, lợn100 m).*Chức năng:- Là kho để chứa tinh trùng vàgiúp tinh trùng sống lâu trong cơthể. Trong phụ dịch hoàn thườngcó khoảng 200 tỉ tinh trùng và70% nằm ở phần đuôi phụ hoàn.Ở đây do độ pH hơi toan (6.2 –6.8) và nhiệt độ ở đây cũng thấpThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8hơn làm cho tinh trùng ít hoạt động và sống lâu. Ngoài ra ở các vách của dịch hoànphụ có nhiều mạch quản và lâm ba quản là nguồn cung cấp năng lượng cho tinhtrùng. Nếu đến một giai đoạn nào đó mà con đực không sử dụng thì tế bào được lưugiữ tại đây, già cỗi, và nếu không được sử dụng thì sẽ bị hấp phụ và làm tiêu biến đisau 40 – 60 ngày.- Là nơi mà tinh trùng thành thục trước khi xuất tinh, đặc biệt là trong quá trình vậnchuyển trong phụ dịch hoàn tinh trùng hoàn thiện màng bán thấm lipoproteid.1.3. Ống dẫn tinhPhần kéo dài của đuôi phụ dịch hoàn, qua ống bẹn vào xoang bụng tới bầu tinh (lànơi phình to nằm cuối cùng của ống dẫn tinh, nằm trên bàng quang). Ống dẫn tinh cóchức năng pha loãng các chất tiết của đường sinh dục với tinh trùng trước khi đượcphóng ra ngoài từ bầu tinh.1.4. Dương vậtDương vật loài có vú chủ yếu gồm thể hang, các thỏi xốp có cấu tạo từ mô liên kếtvững chắc, có lẫn các sợi đàn hồi và các tế bào cơ trơn. Tác dụng của dương vật làbài tiết nước tiểu, phương tiện giao phối và phóng tinh dịch ra ngoài.1.5. Các tuyến sinh dục phụCác tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo và tinh nang.Chất tiết của chúng gọi là tinh thanh với chức năng chính là (i) Kích thích và gâyhưng phấn sinh dục và (ii) Các dịch tiết của tuyến sinh dục rửa đường niệu đạo sinhdục và nuôi sống các tế bào sinh dục đực khi ra ngoài cơ thể. ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8a. Tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper): Còn gọi là tuyến củ hành (bulbourethral),nằm cuối niệu đạo, trong xoang chậu, trên vòng cung ngồi. Ở chó không phát triển.Chức năng: với độ pH trung tính, có tác dụng sát trùng, làm trơn niệu ...