
Hướng dẫn thực hành Quản lý môi trường: Phần 2 - Cao Trường Sơn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thực hành Quản lý môi trường: Phần 2 - Cao Trường Sơn BÀI 4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NGUỒN THẢI CỦA SÔNG Bài 4 giới thiệu và trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc tính toán khả năng tiếp nhận nguồn thải của một thủy vực nước chảy (đối tượng chính là Sông). Sau khi học xong bài này sinh viên cần: ▪ Nắm được kiến thức cơ bản của kỹ thuật tính toán khả năng tiếp nhận nguồn ô nhiễm của sông; ▪ Thành thạo cách tính toán khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông. 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG * Khái niệm Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). * Các dữ liệu cần thiết Để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông cần phải thu thập, chuẩn bị các dữ liệu, số liệu cụ thể như sau: ▪ Số liệu quan trắc nguồn thải: lưu lượng thải và đặc trưng ô nhiễm. ▪ Số liệu quan trắc sông: lưu lượng dòng chảy và số liệu quan trắc chất lượng nước sông. ▪ Các quy chuẩn chất lượng nước: quy định ngưỡng tối đa cho phép của các thông số có trong nước sông. Lưu ý: tất cả các số liệu, dữ liệu tính toán cần phải do cơ quan chức năng cung cấp và được thu thập, phân tích theo các phương pháp chuẩn. * Thủ tục rà soát trước đánh giá Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của thủy vực được chia làm 2 giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. Việc thực hiện đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ các trường hợp không cần thiết phải đánh giá hoặc đã hết khả năng tiếp nhận nguồn ô nhiễm. Tránh lãng phí thời gian và tiền của. ▪ Đánh giá sơ bộ: quá trình đánh giá sơ bộ được thực hiện thông qua các bước như sau: Hình 4.1: Các bước đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận của nguồn nước sông (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) Theo hình 4.1 khi các thủy vực nằm trong khu vực bảo vệ nguồn nước hoặc bảo tồn thiên nhiên thì hoạt động phát triển các nguồn thải sẽ bị nghiêm cấm. Mặt khác, nếu các thủy vực có dấu hiệu bị ô nhiễm (phú dưỡng, sinh vật thủy sinh chết, ô nhiễm màu, mùi...) cũng không cần thiết phải thực hiện đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận. Các trường hợp thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của bước đánh giá sơ bộ sẽ được chuyển sang đánh giá chi tiết. ▪ Đánh giá chi tiết: Quy trình đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nguồn ô nhiễm của thủy vực được thực hiện theo các bước sau: Hình 4.2: Các bước đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) Theo hình 4.2 việc xác định các dữ liệu liên quan đến nguồn thải và nguồn tiếp nhận rất cần thiết cho việc tính toán khả năng tiếp nhận nguồn ô nhiễm. Nếu tính khả năng tiếp nhận nguồn thải (Ltn) > 0 tức thủy vực còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm, ngược lại Ltn ≤ 0 thì thủy vực không còn khả năng tiếp nhận thêm chất ô nhiễm nữa. 4.2. HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TOÁN LTN 4.2.1. Công thức tính Lượng tiếp nhận chất ô nhiễm (Ltn) * Công thức tính Khả năng tiếp nhận một chất ô nhiễm cụ thể của một dòng sông được tính toán theo công thức: LTN = (LTĐ – LN – LT)*Fs Trong đó: ▪ LTN (kg/ngày): Khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn nước ▪ LTĐ (kg/ngày): Tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận ▪ LN (kg/ngày): Tải lượng chất ô nhiễm nền (có sẵn trong nguồn tiếp nhận) ▪ LT (kg/ngày): Tải lượng chất ô nhiễm có trong nguồn thải ▪ FS Hệ số an toàn, giao động từ 0,3 < FS < 0,7 (Tùy theo trường hợp cụ thể để lựa chọn giá trị Fs cho thích hợp, khi muốn ưu tiên bảo vệ môi trường nghiêm ngặt thì giảm giá trị Fs, ngược lại muốn lới lỏng thì điều chỉnh Fs tăng lên). * Đánh giá ▪ Nếu LTN > 0 → Nguồn nước còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm ▪ Nếu LTN ≤ 0 → Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm 4.2.2. Tính tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận (Ltđ) Tải lượng ô nhiễm tối đa của một chất mà nguồn nước có thể tiếp nhận được tính theo công thức: Ltđ = (Qs + Qt)* Ctc*86,4 Trong đó: ▪ Ltđ (kg/ngày): Tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét. ▪ Qs (m3/s): Lưu lượng tức thời nhỏ nhất của đoạn sông đang đánh giá. ▪ Qt (m3/s): Lưu lượng nước thải lớn nhất. ▪ Ctc (mg/L): Giá trị nồng độ chất ô nhiễm quy định trong QCMT. ▪ 86,4 là giá trị chuyển đổi thứ nguyên từ (m3 /s)*(mg/l) sang kg/ngày. 4.2.3. Tính tải lượng chất ô nhiễm nền (Ln) Tải lượng chất ô nhiễm nền là lượng có sẵn của một chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận chất thải. Công thức tính Ln như sau: Ln = Qs*Cs*86,4 Trong đó: ▪ Ln (kg/ngày): Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ▪ Qs (m3/s): Lưu lượng tức thời nhỏ nhất của đoạn sông đang đánh giá ▪ Cs (mg/L): Nồng độ lớn nhất của chất ô nhiễm trong nguồn tiếp nhận (trước khi tiếp nhận nguồn thải). ▪ 86,4 là giá trị chuyển đổi thứ nguyên từ (m3 /s)*(mg/l) sang kg/ngày 4.2.4. Tính tải lượng chất ô nhiễm có trong nguồn thải (Lt) Tải lượng chất ô nhiễm có trong nguồn thải (Lt) là lượng của một chất ô nhiễm có trong nguồn nước thải. Được tính toán theo công thức: LT = QT* CT*86,4 Trong đó: ▪ LT (kg/ngày): Tải lượng ô nhiễm có trong nguồn nước thải ▪ QT (m3/s): Lưu lượng nước thải lớn nhất ▪ CT (mg/L): Nồng độ lớn nhất của chất ô nhiễm trong nguồn thải ▪ 86,4 là giá trị chuyển đổi thứ nguyên từ (m3 /s)*(mg/l) sang kg/ngày 4.3. BÀI TẬP VÍ DỤ MINH HỌA * Đề bài Một nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hướng dẫn thực hành Quản lý môi trường Quản lý môi trường Lượng tiếp nhận chất ô nhiễm Khả năng tiếp nhận nguồn ô nhiễm của hồ Quy chuẩn môi trườngTài liệu có liên quan:
-
30 trang 264 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 211 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 200 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 160 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
69 trang 123 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 114 0 0 -
Thuyết trình: Hệ thống quản lý môi trường tại công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC
28 trang 99 0 0 -
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 90 0 0 -
86 trang 87 0 0
-
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 1 - Võ Đình Long
173 trang 83 0 0 -
42 trang 70 0 0
-
Giáo trình Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (chủ biên)
59 trang 68 0 0 -
5 năm những công trình nghiên cứu khoa học: Phần 1
63 trang 61 0 0 -
Giáo trình Quản lý môi trường: Phần II
49 trang 58 0 0 -
65 trang 57 0 0
-
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 55 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội
16 trang 51 0 0 -
Giáo trình Toán ứng dụng trong môi trường: Phần 1
130 trang 51 0 0 -
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2
218 trang 50 0 0