Danh mục tài liệu

Khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch bền vững

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.05 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng” với tiềm năng kinh doanh rất lớn. Tiềm năng du lịch biển Việt Nam được nhiều quốc gia thừa nhận và đánh giá cao.Thừa Thiên Huế với phong cảnh hữu tình, những bãi biển đẹp, đường bờ biển trải dài có điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển hoạt động du lịch biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch bền vữngTạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số6A, 2018, Tr. 39–46 KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA CƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Hoài Phúc * Đại học Phú Xuân, 28 Nguyễn Tri Phương, Huế, Việt NamTóm tắt. Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng” với tiềm năng kinh doanhrất lớn.Tiềm năng du lịch biển Việt Nam được nhiều quốc gia thừa nhận và đánh giá cao.Thừa Thiên Huếvới phong cảnh hữu tình, những bãi biển đẹp, đường bờ biển trải dài có điều kiện thuận lợi để khai thácvà phát triển hoạt động du lịch biển. Khai thác ở khía cạnh văn hóa phi vật thể, tìm hiểu và gắn du lịch vớiđời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đây theo hướng bền vững sẽ mang đến những sắcthái riêng rất thú vị cho du khách. Các hoạt động này vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dânvừa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.Từ khóa. du lịch, biển, phát triển bền vững, Thừa Thiên Huế1. Mở đầu Theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam, mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2020 là Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biểnvới kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng hơn 53 –55 % GDP cả nước1. Đây là mộtchiến lược hết sức quan trọng, thể hiện bước chuyển tư duy căn bản, sự thay đổi mạnh mẽ từtâm thế “đứng trước biển” thành “hướng ra biển” của dân tộc ta trong thời kỳ hội nhập và pháttriển hiện nay [8]. Thừa Thiên Huế nằm trong dải duyên hải miền Trung với những tiềm năng và thế mạnhkhai thác phát triển kinh tế biển. Tìm hiểu đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ngư nghiệp,đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể gồm phong tục tập quán, kiêng kỵ, tín ngưỡng, lễhội, ẩm thực... trong phát triển du lịch bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và đadạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương là điều quan trọng hiện nay.1Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam*Liên hệ: hoaiphuc85@gmail.comNhận bài:27–09–2017; Hoàn thành phản biện: 27–10–2017; Ngày nhận đăng: 29–11–2017Nguyễn Thị Hoài Phúc Tập 127, Số6A, 20182. Đặc điểm cư dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế Là một vùng đất mới sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, thành phần cư dân Thuận Hóa banđầu rất phức tạp. Người Việt di cư vào đây chủ yếu từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh như Dương VănAn trong Ô châu cận lục viết năm 1555 mô tả là “tiếng nói hơi giống miền Hoan–Ái” [1].Trải quathời gian dài sinh sống và cùng nhau lập nghiệp mưu sinh, những cư dân không đồng nhấtthưở đầu ấy đã dần dần hình thành nên một cộng đồng người có những nét giống nhau về vănhóa phong tục, cách ứng xử với môi trường sống tự nhiên, xã hội... Vùng đất Thừa Thiên Huế nói chung, vùng ven biển Thừa Thiên Huế nói riêng lúc ấyvốn thuộc đất Hóa Châu, là vùng đất phên dậu của đất nước, quang cảnh hoang vu với đồngsâu nước mặn, rừng tràm cộng với lau lách, cỏ dại, nơi sinh sống của nhiều loài thú dữ, là chốn“nước độc rừng thiêng”. Người dân di cư đến đây từ đầu thế kỷ XIV với nhiều hình thức khácnhau. Đó có thể là hình thức di dân tập thể do chiếu của nhà vua ban ra như các cuộc di dânthời Lý – Trần – Lê sơ. Những người hưởng ứng theo chiếu di dân, chấp nhận rời bỏ quê hươngđến vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp hầu hết đều là dân nghèo, không tìm được kế mưu sinhnơi quê cũ; cũng có những đợt di dân lẻ tẻ hoặc do bất mãn với chế độ đương thời, hoặc là canphạm tội hình nên phải trốn tránh, hoặc tù nhân, tội phạm bị đi đày, cũng có thể chỉ là vì tínhthích phiêu lưu muốn đi tìm sự may mắn ở những vùng đất mới đầy hứa hẹn [3]. Những người di cư đã men theo ven biển miền Trung và đã bắt gặp vùng biển khơi,đầm phá phong phú, mênh mông là sông nước nên đã dừng chân định làng lập ấp, lập kế sinhnhai. Nhìn xung quanh, phía Đông và Đông Nam nhìn ra đại dương mênh mông, ngày đêmsóng vỗ, phía Tây và Tây Nam là vùng đầm phá bao la chạy đến tận chân dãy Trường Sơn. KhiLê Quý Đôn đến vùng đất này cũng ngậm ngùi sửng sốt “… trên thì núi, giữa thì đầm phá, dướithì biển… đường thủy đường bộ đều thông, phía tây có hồ lớn rộng ước nghìn khoảnh, phía bắc có núicao, phía nam có rừng chắn, phía Đông tới biển cả, mênh mông, bát ngát, thuyền buồm rong ruỗi ngàndặm…” [2, Tr.33]. Đó cũng chính là môi sinh của hàng ngàn hộ dân vùng ven biển Thừa ThiênHuế từ xưa đến nay. Trong lịch sử, dải đất miền Trung với bờ biển trải dài tạo cho người ta những tư duy pháttriển hướng ngoại ra biển khơi với nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, tâm lý miệt thị dân sông nướccủa cư dân nông nghiệp, coi họ là những người “sống vô gia cư, chết vô địa táng” góp phần tạonên những trở ngại cho sự hình thành những cộng đồng cư dân ven biển và quan trọng hơn cảlà cảm thấy “sợ” khi phải đối mặt với biển [7]. Vượt qua những khó khăn, thách thức ấy, những người dân đến đây khai hoang lập ấpđã nhanh chóng hòa đồng, hội nhập, nhẫn nại và chịu khó mưu sinh với nghề chài lưới, “rakhơi vào lộng”... Một đời sống văn hóa tinh thần phong phú với lối sống phóng khoáng, ít câu40Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số6A,2018nệ những lễ giáo, đạo đức theo khuôn mẫu Nho giáo đã hình thành. Qua thời gian,những cộngđồng cư dân ngư nghiệp với những bản sắc văn hóa rất đặc trưng đã xuất hiện nơi đây.3. Khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển Thừa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: