![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh của Singapore và bài học cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh của Singapore và bài học cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Ngọc Trân Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh Email: nguyenthingoctran312@gmail.com TÓM TẮT Theo một nghiên cứu năm 2018 của Eden Strategy Institute và ONG&ONG (OXD), Singapore đứng thứ 2 trong top 50 đô thị thông minh nhất thế giới, chỉ sau London của Anh. Bên cạnh đó, Singapore cũng là đô thị duy nhất của Đông Nam Á có mặt trong top 10 đô thị thông minh nhất thế giới. Làm thế nào mà Singapore, xuất phát điểm chỉ là một làng chài nhỏ bé với diện tích chỉ khoảng 720 km2, vốn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nay lại có thể vƣơn mình trở thành một trong những trung tâm thƣơng mại, tài chính hàng đầu thế giới? Những điều mà Singapore đạt đƣợc từ thời kỳ lập quốc đến nay, đặc biệt về kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh đáng để cho Việt Nam học tập, nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Từ khóa: Đô thị thông minh, Cách mạng Công nghiệp 4.0, Đông Nam Á, Singapore, Việt Nam. 1 ĐỊNH NGHĨA ĐÔ THỊ THÔNG MINH Đầu những năm 1970, khái niệm đô thị thông minh xuất hiện và đƣợc xây dựng dựa trên những sáng kiến từ đô thị số, đô thị điều khiển học, đô thị đổi mới,… và giao thoa với những mô hình đô thị hiện tại nhƣ đô thị xanh, đô thị bền vững, đô thị sinh thái,… Sang những năm 1990, thuật ngữ đô thị thông minh (smart city) bắt đầu đƣợc sử dụng tại một số quốc gia. Trong những năm gần đây, tần suất xuất hiện của thuật ngữ trên ngày càng dày đặc, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ. Có hàng trăm định nghĩa về đô thị thông minh, tuy nhiên đến hiện tại vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất. Theo James Ellsmoor - nhà sáng lập The Virtual Island Summit, chia sẻ tại một bài viết trên trang Forbes thì đô thị thông minh là sự kết hợp cơ sở hạ tầng với công nghệ để cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời và tăng cƣờng tƣơng tác của họ với môi trƣờng đô thị. Lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông (ITU-T) thuộc Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thì lại định nghĩa Đô thị thông minh bền vững là một đô thị có sự sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông và các phƣơng tiện khác để cải thiện chất lƣợng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị cũng nhƣ khả năng cạnh tranh, trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tƣơng lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Còn tại Việt Nam, theo chia sẻ của TS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sƣ Trƣởng thành phố Hà Nội thì định nghĩa, “Đô thị thông minh là đô thị có không gian bền vững, ứng dụng công nghệ hiện 133 đại để mang lại cho người dân môi trường sống an toàn, tiết kiệm. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, đô thị thông minh là đô thị áp dụng những công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng đô thị về mọi mặt”. 2 CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA ĐÔ THỊ THÔNG MINH Liên minh châu Âu (EU) đã đƣa ra 6 yếu tố chính để đánh giá một đô thị thông minh gồm: quản lý thông minh, kinh tế thông minh, giao thông thông minh, môi trƣờng thông minh, con ngƣời thông minh và cuộc sống thông minh. - Quản lý thông minh: Chính quyền phải là chính quyền điện tử, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm tăng cƣờng hiệu quả, cải thiện tƣơng tác trong quản lý đô thị, cung cấp dịch vụ cho ngƣời dân cũng nhƣ tối ƣu chức năng của các đơn vị hành chính. - Kinh tế thông minh: Bao gồm các giải pháp hợp tác, đầu tƣ, sản xuất, thƣơng mại sáng tạo hiệu quả và thị trƣờng lao động linh hoạt gồm cả trong và ngoài nƣớc. Nền kinh tế thông minh là động lực chính để xây dựng đô thị thông minh. - Giao thông thông minh: Bao gồm các giải pháp hƣớng đến xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, vận tải đồng bộ, kết nối bảo đảm an toàn, xanh và sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải. - Môi trường thông minh: Bao gồm các giải pháp về năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, quản lý mạng lƣới điện tiêu thụ, giám sát ô nhiễm, giám sát chất thải, cấp thoát nƣớc, các công trình, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lƣợng. Cốt lõi của đô thị thông minh chính là ứng dụng công nghệ để phát triển bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, cũng nhƣ chống chọi tốt với các tác nhân gây nên biến đổi môi trƣờng tự nhiên. Hình 1. Các yếu tố chính của đô thị thông minh - Con người thông minh: Bao gồm các giải pháp phát triển con ngƣời không chỉ nâng cao trình độ học vấn và chất lƣợng đào tạo mà còn thúc đẩy tƣ duy sáng tạo và năng lực đổi mới, cũng nhƣ tăng cƣờng tƣơng tác, trao đổi để hƣớng đến một xã hội mở về thông tin. Con ngƣời thông minh chính là chủ thể chính của đô thị thông minh, là những công dân hiện đại, có khả năng tham gia giám sát, thậm chí phối hợp hỗ trợ quản lý đô thị. 134 - Cuộc sống thông minh: Bao gồm các giải pháp nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân về tiêu dùng (an toàn vệ sinh thực phẩm,...), về lối sống (gắn kết cộng đồng, đời sống văn hoá đa dạng,...), về an ninh (giám sát vi phạm, phát hiện tình huống khẩn cấp, phòng chống cƣớp giật,...) và về y tế. Kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh của Singapore Dù đi đầu về phát triển đô thị thông minh tại Đông Nam Á, nhƣng không phải Singapore không gặp bất kỳ trở ngại nào. Trái lại, họ gần nhƣ không có một phƣơng án B để thay thế, do Singapore chỉ có một thành phố duy nhất, và cũng chính là quốc gia của họ. Chính vì thế, “Mọi sự thay đổi sẽ phải thật chính xác, và nếu có rủi ro thì sẽ không có cơ hội để sửa đổi”, Janil Puthucheary, Bộ trƣởng Bộ giao thông Singapore nhấn mạnh. Hình 2. Top 10 đô thị thông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo Khoa học xã hội năm 2020 Văn hóa và văn minh đô thị Đông Nam Á Đô thị thông minh Cách mạng công nghiệp 4.0 Kinh tế thông minh Giao thông thông minhTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 345 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 257 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
6 trang 219 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 218 2 0 -
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
12 trang 195 0 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 194 0 0 -
Tính toán lưu lượng giao thông theo thời gian thực từ ảnh carmera giám sát
8 trang 189 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Xu hướng logistics dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 148 0 0 -
9 trang 136 0 0
-
Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay
5 trang 132 0 0 -
6 trang 130 0 0
-
Một số xu hướng quản trị hiệu suất đối với nghề nhân sự thời hội nhập và cách mạng 4.0
11 trang 119 0 0 -
13 trang 115 0 0
-
8 trang 107 0 0