Danh mục

Kinh nghiệm phát triển theo hướng xanh và giảm phát thải carbon của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.94 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh nghiệm phát triển theo hướng xanh và giảm phát thải carbon của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam" trình bày về: các khái niệm tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh và trung hòa carbon; kinh nghiệm phát triển theo hướng xanh tại các quốc gia châu Á; bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển theo hướng xanh và giảm phát thải carbon của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG XANH VÀ GIẢM PHÁT THẢI CARBON CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM NCS. Phạm Hoàng Long Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Email: hoanglong191@gmail.com Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với những thách thức trong tăng trưởng bền vững, các quốc gia đều có những hành động nỗ lực nhằm phát triển theo hướng xanh và giảm tối đa tác động tới môi trường. Trung Quốc và Hàn Quốc là những nền kinh tế phát triển với lượng phát thải lớn đã xây dựng cho mình những Kế hoạch quốc gia về phát triển xanh và trung hòa carbon, bên cạnh đó Indonesia lại tập trung vào các vấn đề như năng lượng xanh và tái chế. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng với Việt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều nét tương đồng để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm phát thải trong tương lai. Từ khóa: tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, giảm phát thải, phát triển xanh, năng lượng xanh, tái chế 1. Các khái niệm tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh và trung hòa carbon Tăng trưởng xanh là việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài nguyên và môi trường (OECD, 2011). Nền kinh tế xanh là nền kinh tế giúp cải thiện đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái (UNEP, 2011). Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và bao trùm. Phát triển nền kinh tế xanh sẽ dựa trên 3 trụ cột chính: Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng kinh tế, việc làm…); bền vững môi trường (giảm thiểu carbon và mức độ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên...); gắn kết xã hội (bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng xã hội…). Nhìn chung, có thể kết luận rằng một nền kinh tế xanh phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Một mô hình kinh tế theo hướng xanh cũng được nói đến gần đây và được nhiều nước trên thế giới quan tâm là “kinh tế tuần hoán”. KTTH chỉ mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác” (Pearce và Turner, 1990), hiểu một cách đơn giản là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại một nền kinh tế hay một doanh nghiệp. KTTH góp phần gia tăng giá trị Economy and Forecast Review 419 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu theo Hiệp định Paris 2015 bằng cách giảm phát thải, yêu cầu các quốc gia đang xây dựng cho mình mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030. Sau Hội nghị COP26, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng các kế hoạch để đạt được mục tiêu nhằm giảm khí thải thông qua trung hòa carbon. Trung hòa carbon là trạng thái không phát thải carbon dioxide (CO2) và các loại khí nhà kính khác, có thể đạt được bằng cách cân bằng lượng khí thải nhà kính hoặc loại bỏ các loại khí thải nhà kính ra khỏi môi trường. Tính trung hòa cacbon có nghĩa là có sự cân bằng giữa thải ra cacbon và hấp thụ cacbon từ khí quyển trong bể chứa cacbon. Năng lượng được coi là một trong những ngành có lượng phát thải CO2 cao nhất. Thách thức của ngành năng lượng tới phát thải khiến nhiều quốc gia phải quan tâm tới ngành này. 2. Kinh nghiệm phát triển theo hướng xanh tại các quốc gia châu Á 2.1. Trung Quốc Trung Quốc từng được xem là nguồn phát khí thải carbon lớn nhất hành tinh, nhưng hiện nay đã nỗ lực hành động để chuyển đổi theo hướng tăng trưởng xanh với mục tiêu giảm phát thải carbon. Tăng trưởng xanh và KTTH trong kế hoạch phát triển 5 năm Kế hoạch 5 năm (FYP) lần thứ 14 của Trung Quốc giai đoạn 2021-2025 đã được thông qua với các mục tiêu về năng lượng và khí hậu là trung tâm, nhằm mục đích phát triển nền KTTH thông qua các sáng kiến ​​ khác nhau, như: thúc đẩy tái chế, tái sản xuất, thiết kế sản phẩm xanh và tài nguyên tái tạo. Trong đó, FYP đặt mục tiêu giảm 18% cường độ CO2 và giảm 13,5% đối với cường độ năng lượng từ năm 2021-2025, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể từ ngăn ngừa ô nhiễm sang giảm phát thải carbon. Kế hoạch đặt ra một số mục tiêu khá chi tiết để Chính phủ đạt được vào năm 2025, bao gồm: Tăng năng suất tài nguyên lên 20% so với mức năm 2020; Giảm tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước trên một đơn vị GDP tương ứng là 13,5% và 16% so với mức năm 2020; Đạt tỷ lệ sử dụng 86% đối với thân cây trồng, 60% đối với chất thải rắn rời và 60% đối với chất thải xây dựng; Tận dụng 60 triệu tấn giấy vụn và 320 triệu tấn thép phế liệu; Sản xuất 20 triệu tấn kim loại màu tái chế; Tăng giá trị sản lượng của ngành tái chế tài nguyên lên 5 nghìn tỷ NDT (773 tỷ USD). Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển, Kế hoạch liệt kê nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: