Danh mục tài liệu

Lí luận dạy học: Phần 2 - Nguyễn Văn Hộ

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.57 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 trong tài liệu "Lí luận dạy học" có kết cấu từ chương 8 đến chương 13, giới thiệu đến các bạn những nội dung về quá trình dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Giáo dục học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí luận dạy học: Phần 2 - Nguyễn Văn Hộ PGS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘLÍ LUẬN DẠY HỌC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2002 PHẦN THỨ HAI LÝ LUẬN DẠY HỌC CHƯƠNG VIII QUÁ TRÌNH DẠY HỌCI. Khái niệm về lí luận dạy học Lí luận dạy học là một bộ phận cấu thành khoa học giáo dục, nó bao gồm một hệthống những tri thức phản ánh tính quy luật của hoạt động dạy học như quá trình dạyhọc, mục đích dạy học, nội dung dạy học, nguyên tắc dạy học, phương pháp vàphương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, vai trò giáo dục của quá trình dạyhọc và những điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập, sáng tạo của người học. Lí luận dạy học được hình thành và phát triển từ thực tiễn dạy học của các báchọc, nó kế thừa những quan điểm dạy học tiến bộ của các nền giáo dục trước đây, tổngkết thực tiễn để xây dựng các luận điểm khoa học cho quá trình dạy học hiện nay vàdự báo những xu thế phát triển của dạy học trong tương lai. Nghiên cứu lí luận dạy học giúp chúng ta tìm ra những cơ sở khoa học của dạyhọc để từ đó áp dụng vào thực tiễn dạy học, tạo ra những biện pháp có tính khả thi chonhững hoạt động cụ thể của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng của việcdạy học, phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Nghiên cứu lí luận dạy học làtiếp cận với một phương tiện trọng yếu nhất, có chức năng trau dồi học vấn, phát triểnnăng lực nhận thức nhờ sự tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa truyền thụ và lĩnh hộihệ thống tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nhận thức và thực hành. Như vậy có thểnói, lí luận dạy học là khoa học về trí dục và dạy học, lấy trí dục và quá trình dạy họclàm đối tượng nghiên cứu. Trong lí luận dạy học, có hai ngành chủ yếu là Lí luận dạy học đại cương và Líluận dạy học bộ môn. Nhiệm vụ chủ yếu của Lí luận dạy học đại cương là nghiên cứuquá trình dạy học xét trong toàn bộ, xác định những quy luật chung nhất của quá trìnhnày trên tất cả các môn học, bậc học và chỉ ra những điều kiện cần thiết để ứng dụngchúng trong thực tiễn dạy học. Chính vì thế, những quy luật chung nhất của sự dạy họcdo lí luận dạy học đại cương đưa ra chưa thể phản ánh hết mọi khía cạnh đặc thù, cụthể của việc dạy và học các bộ môn, với các cấp học tương ứng, bởi vậy cần có nhữngngành khác nhau của lí luận dạy học, gọi là Lí luận dạy học bộ môn (trước đây còn gọilà Giáo học pháp), nghiên cứu những biểu hiện cụ thể, những quy luật chung của quátrình dạy học vào bộ môn, cụ thể vào bậc học của mình. Chẳng hạn: Lí luận dạy học ởtrường phổ thông, Lí luận dạy học đại học, Lí luận dạy học sản xuất, Lí luận dạy họcquân sự, Lí luận dạy học toán, Lí luận dạy học văn v.v... Nhờ có sự tác động giữa Lí 2luận dạy học đại cương và Lí luận dạy học chuyên ngành (bộ môn), những quy luậtchung của dạy học dần được khái quát hơn nhờ sự tích tụ những sự kiện, hiện tượngxuất hiện trong quá trình dạy học môn học, cấp học và ngược lại, sự sáng tạo, tìm kiếmra những cái mới trong hoạt động thực tiễn luôn có sự định hướng của những quy luậtchung nhất. Sự phối hợp này không chồng chéo lên nhau mà chỉ là sự tổng hợp, kháiquát hóa hoặc cụ thể hóa nhờ phương pháp nhận thức và nghệ thuật ứng dụng trongthực tiễn.II. Khái niệm chung về quá trình dạy học 1. Dạy học và ý nghĩa của nó Trong quá trình sống và tồn tại, con người có thể tiếp nhận kinh nghiệm sốngmột cách tự nhiên nhờ quá trình giao tiếp và hoạt động với cộng đồng. Mỗi cá nhân,ngay từ bé đã tiếp nhận được những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ, về lao động sản xuất,về cách thức chung sống giữa người với người, giữa người với tự nhiên. Trải qua thờigian, cá nhân có sự sàng lọc những gì có lợi cho mình, giúp mình tồn tại trong các mốiquan hệ xã hội, thiết lập được những kinh nghiệm sống bao gồm một hệ thống tri thứcvà kĩ năng thực hành nhờ chỉ dẫn của người lớn, người có kinh nghiệm, bằng sự bắtchước, tập dượt để đạt tới sự đúng - sai, giữ lại hoặc loại bỏ. Năm tháng kế tiếp nhauvà thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác, tri thức được cá nhân nhận biết, lĩnh hội,thông hiểu và vận dụng như sức mạnh của bản thể bằng con đường tự nhiên là cả mộtphần có khi nhiều thế hệ. Con người đã tiêu tốn hàng bốn ngìn năm để tích lũy kinhnghiệm làm nông nghiệp, ba trăm năm cho kinh nghiệm làm công nghiệp và còn ngắnhơn nữa cho những cuộc cách mạng tiếp theo. Cũng chính trong quá trình tìm kiếmcon đường tồn tại, loài người đã ngày một nhận thức rõ hơn rằng, phải truyền lại cholớp trẻ những kinh nghiệm của mình không chỉ bằng sự tùy tiện, tự phát của mỗi đứatrẻ mà công việc này cần phải được tổ chức lại để kinh nghiệm của đời sống đượcnhiều đứa trẻ cùng lĩnh hội trong những không gian và thời gian được ấn định chặt chẽvà phải có một đội ngũ những người chuyên làm nhiệm vụ truyền đạt kinh nghiệ ...

Tài liệu có liên quan: