
Lịch sử tư tưởng Triết học trước Mác - Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM THẦN TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử tư tưởng Triết học trước Mác - Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM THẦN TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ PHẦN BỐN * Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM THẦN TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ [1]Những sự kiện trong lịch sử về những đạo thần thánh vô cùng phức tạp về chấtlượng và vô hạn về số lượng, nhưng điều cần thiết là nắm được ý nghĩa và cơcấu của khái niệm đó trong quá trình biện chứng lịch sử. Do đó, chúng ta có thểlấy một ví dụ điển hình là tôn giáo Ai Cập. Ai Cập cổ đại phát triển theo mộtquá trình tương đối đơn giản vì trong 2.000 năm lịch sử đầu tiên ấy, nó tươngđối ở rìa đường giao thông chính (Ai Cập - Lưỡng Hà - Ấn Độ), do đó những ýnghĩa rất phức tạp trong khái niệm thần thánh được xây dựng ở đây một cáchtương đối đơn giản, mà chúng ta có thể phân tích từng bước được.Tôn giáo Ai Cập nói chung là một tôn giáo mang nhiều di tích vật tổ: thần chimdiều hâu, chim cò, bò, chó sói, v. v... Ngoài ra, có hai thần chính là Thần Mặt trờivà Thần Osiris (thần vua). Thần Mặt trời ở đây cũng có ý nghĩa như ở các nướckhác: nó tiêu biểu cho uy quyền, lực lượng tuyệt đối của nhà vua, tiêu biểu chocông lý, tức là tiêu biểu cho lý tưởng về [quyền?][2] của nhà vua. Nhưng thầnOsiris thì có một tiểu sử đặc biệt: ông này trước kia làm vua rồi bị giết, sau sốnglại và thân phận ông tiêu biểu cho thân phận linh hồn sau khi chết được sống lại,và Osiris được xem như Thần cứu hồn (người đã chết được sống lại nhờ đồngnhất với Osiris). Đạo cứu hồn là rất quan trọng. Nó thu hút nhân tâm khôngnhững ở Ai Cập mà sau này thành cả một truyền thống ở Địa Trung Hải; hìnhthức cuối cùng của nó là đạo Gia Tô (vua tượng trưng của Do Thái chết đi vàsống lại và do đó cứu vớt nhân loại). Đạo này còn đặc biệt ở chỗ nó là đạo củanhân dân (đạo Mặt trời là đạo của uy quyền tượng trưng quyền lực tuyệt đối vàcông lý hình thức của nhà vua mà chế độ quân chủ nói là đặt ra, dưới hình thứcpháp lý). Rõ ràng đạo Mặt trời là từ trên xuống dưới, còn đạo cứu hồn hình nhưlà từ dưới lên trên : quần chúng nhân dân đòi hỏi được cứu hồn, cứu hồn là cứuhồn cá nhân, và đạt tới hình thức cao nhất là đạo Gia Tô (tự mình hiến tế để cứuhồn nhân loại). Nó sẽ là cái nguồn của cả truyền thống duy tâm Âu châu sau này,nhưng đồng thời trong khuôn khổ duy tâm đó, nó có tập trung một số giá trị nhânđạo được đề cao trong xã hội Âu Tây (giá trị linh hồn, con người, công lý, bác ái,v. v...)I- TRUYỀN THUYẾT OSIRISOsiris là một ông vua của đồng bằng Ai Cập, sinh trưởng ở một tỉnh miền Đôngđồng bằng, một hôm bị một người anh em là Seth là vua trung châu giết. Trongtruyền thuyết, Osiris là thần của nông nghiệp, của cái gì tốt đẹp trong đời sống(giàu có, công lý, bác ái), và Seth là thần ác, thần của sa mạc, sấm sét, bão táp,giông tố. Seth vờ đùa, đưa một cái hòm mời Osiris vào ngồi, rồi đóng lại thảxuống sông. Hòm theo sông trôi ra bể, tới tỉnh Byblos ở Syrie, và nhập vào mộtcây thuộc loài thông. Ông vua xứ này mang cây này về làm cột. Vợ chàng đếnByblos mang quan tài về, nhưng lại bị Seth và phe của nó bắt và chặt xác làm 14mảnh vứt rải rác trong cả nước. Bà Isis nhặt nhạnh những mảnh ấy, xếp lại,dùng phép phù thủy làm sống lại và nhờ đấy đẻ ra con là Horus. Horus lớn lên điđánh cậu là Seth, chiếm được đất trung châu Ai Cập, rồi trước tòa án thần thánh,Horus được công nhận chính thức là con của Osiris, do đó có quyền hưởng gia tàicủa Osiris.Chuyện này quan trọng vì sau này ở Ai Cập, nhân dân có lệ diễn lại thành kịchthánh (mystère), và họ cho là ai được xem kịch này sẽ được đồng nhất hóa vớiOsiris, và linh hồn sẽ được cứu vớt và sung sướng sau khi chết. Kịch thánh cuốicùng trong lịch sử là kịch về Gia-tô mà người ta diễn ở các nhà thờ, nhất là vào lễPâques («mystère de la passion» trong đó Gia-tô hiến tế và sống lại). Suốt thờiTrung Cổ, kịch thánh này rất phổ biến và diễn trước công chúng rất đông đảo.Tại sao quần chúng lại tha thiết với kịch thánh này đến thế, và nó có thể kéo dài(về thực chất) từ mấy nghìn năm trước CN cho đến giờ? Đạo Mặt trời tượngtrưng quyền vua trong ánh sáng (theo lệ thời bộ lạc), mặt trời thì dễ hiểu nhưngở đây là một đạo cứu vớt nhân loại nên nó có một ý nghĩa lớn hơn nhưng cũngkhó hiểu hơn. Có thể nói nó là một gia tài của thời chiếm hữu nô lệ. Nhưng tạisao một chế độ tàn khốc như thế lại có thể để lại một lý tưởng cao siêu nhưvậy, dù là dưới một hình thức siêu hình.II - NỘI DUNG ĐẠO OSIRISTrước hết, phải nhắc lại vài nét lịch sử Ai Cập. Theo truyền thống lịch sử, đấtAi Cập chia làm nhiều tỉnh. Những tỉnh ấy là những khu mương đào từ sông Nilhay một nhánh của nó để tưới đất ruộng (chữ tỉnh trong chữ Ai Cập tượng trưngbằng một hình vuông kẻ ô tức là khu mương, và đô thị tượng trưng bằng hìnhtròn gạch chéo tức là ngã tư). Ta có thể ức đoán là vào khoảng trung gian giữatiền sử và lịch sử chính thức (thiên niên kỷ V trước CN hay IV trước CN), nhữngtỉnh này là những quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên, xây dựng nhờ sự phát triểncủa sức sản xuất. Đặc tính của sức sản xuất ở đây là mặc dầu công cụ còn thôsơ là cái cày gỗ, nhưng nhờ đất đai phì nhiêu và được tưới đều nên năng suất rấtcao, và trên cơ sở tổ chức khu mương này mà lớp thống trị dễ đạt được uyquyền trong nhân dân. Ta có thể ức đoán là đến một lúc nào đấy, các quốc gianhỏ tập trung lại thành hai nước lớn là Bắc Ai Cập (ở đồng bằng) và Nam AiCập (ở trung châu). Bắc Ai Cập văn minh hơn nhờ đất đai phì nhiêu, nhờ liên lạcvới vùng bán đảo Sinai có mỏ đồng và đá quí, với Byblos bằng cách xuất cảnglúa mì và nhập cảng gỗ thông của Syrie (ngày nay Syrie vẫn còn nổi tiếng về gỗthông này).Ta có thể ức đoán Osiris là một vua của Bắc Ai Cập, tượng trưng cho nôngnghiệp và tất cả cái gì tốt trong đời sống văn minh; Seth là vua Nam Ai Cập nơicòn nửa dã man nên tượng trưng cho mưa gió, bão táp, v.v..., cho tất cả cái gì ácliệt. Quan hệ anh em giữa hai thần này có lẽ do quan hệ liên minh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
triết học lịch sử triết học khái niệm thần chiếm hữu nô lệ tài liệu triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
204 trang 243 0 0 -
31 trang 173 0 0
-
13 trang 154 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 140 0 0 -
12 trang 137 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 135 0 0 -
24 trang 135 0 0
-
18 trang 133 0 0
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 100 0 0 -
Tiểu luận triết học Ý thức , vai trò của tri thức trong đời sống xã hội
25 trang 99 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 96 0 0 -
81 trang 93 1 0
-
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 trang 92 0 0 -
26 trang 89 0 0
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
18 trang 88 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
218 trang 84 0 0