
LUẬN VĂN: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế LUẬN VĂN:Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tớiphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xây dựng nềnkinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã khẳngđịnh: nguồn lực trong nước là chính, nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Thựctiễn các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thời gian qua cho thấy,đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987đến nay, FDI đã góp phần đáng kể vào bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăngxuất khẩu và giải quyết việc làm, trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á1997 đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước ta bị suy giảm mạnh, song thời gian gần đây,lượng vốn này đang có xu hướng gia tăng, theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nướcngoài năm 2008, sau 2 năm gia nhập WTO Việt Nam đã đạt kỷ lục trong thu hút vốn đầutư nước ngoài kể từ trước tới nay với 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lần so với năm 2007.Điều này chứng tỏ có một sự chuyển biến đáng kể trong tâm lý các nhà đầu tư nướcngoài về tiềm năng và môi trường đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố với những đặc thù khác nhau, do đólượng vốn FDI phân bổ vào các địa phương không đều. Đồng thời mức độ phát huy tácđộng cũng không giống nhau, bên cạnh những tác động tích cực thì FDI cũng đã và đangthể hiện những ảnh hưởng không mong muốn, do đó vẫn đề bức xúc đặt ra không nhữngchỉ là tăng cường thu hút FDI, mà còn là làm sao để FDI phát huy được những tác độngtích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của cả nướcnói chung và từng địa phương nói riêng. Thừa Thiên - Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinhtế trọng điểm miền trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nốiMyanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội đang là điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút FDI, mở rộnggiao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh. Trong thời gian qua, cùng với các hoạt động đầu tư khác, FDI đã góp phầnđáng kể trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cho đếnnay so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Thừa Thiên - Huế vẫn chưa thu hútđược nhiều FDI, đồng thời vẫn chưa phát huy tốt những tác động tích cực của FDI đốivới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Mặc dù thu hút FDI vào Thừa Thiên - Huế vẫn là cần thiết và đang gặp không ít khókhăn, song không vì thế mà thu hút bằng mọi giá. Để phát huy vai trò của FDI trong pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu làm rõ những tácđộng của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tác động hai mặt của FDI làcơ sở khoa học để xây dựng và thực các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác động tíchcực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn cả nước nói chung và tại ThừaThiên – Huế nói riêng. Đó là lý do học viên cao học lựa chọn đề tài tác động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -Huế làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiêncứu và được công bố, chẳng hạn như: - Hoàng Thị Kim Thanh: những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, luận án tiến sĩ kinhtế, Hà Nội, 2003. - Nguyễn Văn Tuấn: đầu tư nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, nxb. Tưpháp, Hà Nội 2005. - Hà Thanh Việt: Thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn duyên hảimiền trung, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006. - Ts. Nguyễn Thị Tuệ Anh: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu của dự án SIDA, Hà Nội, 2006. - Hà Quang Tiến: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển côngnghiệp ở Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội 2007. - Ts. Hà Xuân Vấn: Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ởtỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ,Huế 2008. Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng trong làm rõnhững lý luận chung về FDI, phân tích vai trò của FDI, đưa ra những giải pháp chung đểđẩy mạnh thu hút FDI vào nước ta, cũng như một số địa bàn giai đoạn tới. Tuy nhiên, chođến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể tác động của FDI đếnphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tácđộng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là: - Làm rõ một số lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệgiữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phát triển kinh tế kinh tế xã hội đầu tư nước ngoài cao học xã hội luận văn cao học cao học chính trị luận văn chính trịTài liệu có liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 233 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 231 1 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 221 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 211 0 0 -
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 205 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 204 0 0 -
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 202 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
12 trang 170 0 0
-
Giáo trình địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam part 4
26 trang 168 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 157 0 0 -
Đề tài: 'Bảo hộ và tự do hóa trong đầu tư. Xu hướng thế giới và thực tiễn tại Việt Nam'
19 trang 157 0 0 -
Bài giảng Học thuyết MacDougall –Kemp
7 trang 152 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
115 trang 138 0 0
-
Tiểu luận: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY
12 trang 136 0 0 -
Luận văn hay về: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã
103 trang 133 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 131 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 129 0 0