
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 142-146 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TÂY NGHỆ AN Nguyễn Thị Hoài Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Miền Tây Nghệ An bao gồm 10 huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa, có diện tích tự nhiên 137 nghìn km2 với số dân 1169 nghìn người. Năm 2012, miền Tây chiếm 83% về diện tích và 37% về dân số nhưng chỉ đóng góp 29,8% GDP toàn tỉnh Nghệ An. Bài báo phân tích những lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức về nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế của nơi đây nhằm tìm kiếm một số giải pháp để phát huy thế mạnh cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong phát triển so với trung bình chung toàn tỉnh. Từ khóa: Miền Tây Nghệ An, phát triển kinh tế, nguồn lực, thực trạng phát triển. 1. Mở đầu Nằm về phía Tây của tỉnh, chung đường biên giới 419 km với nước bạn Lào, miền Tây Nghệ An bao gồm 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa mới thành lập năm 2007. Lãnh thổ này có diện tích tự nhiên 137 nghìn km2 với số dân 1169 nghìn người (chiếm 83% về diện tích và 37% về dân số của tỉnh Nghệ An năm 2012) [1], là nơi kém phát triển không những của tỉnh Nghệ An mà còn của cả nước. Nhằm giúp miền Tây đạt được mục tiêu trên, bài báo phân tích để chỉ ra những lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế của vùng là rất cần thiết, nhằm thu hút sự quan tâm của cơ quan các cấp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như các nhà khoa học để tìm kiếm các giải pháp giúp miền Tây phát huy được tối đa lợi thế, tăng tốc để bắt kịp với trình độ phát triển chung, đóng góp ngày càng quan trọng hơn đối với kinh tế tỉnh Nghệ An nói riêng, quốc gia nói chung. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Những lợi thế phát triển Miền Tây Nghệ An có quỹ đất rộng, trong đó chủ yếu là đất feralit (chiếm 90% tổng diện tích toàn vùng), thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất bazan có khoảng 13 nghìn ha, rất Ngày nhận bài 20/6/2014. Ngày nhận đăng 20/11/2014. Liên lạc Nguyễn Thị Hoài, e-mail: hoaigvdhv@gmail.com 142 Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế Miền Tây Nghệ An thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo nguồn thu lớn nếu được đầu tư đúng hướng. Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng đất ở miền Tây Nghệ An năm 2012 [1] Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước. Riêng miền Tây có 965 nghìn ha (chiếm trên 90% diện tích rừng toàn tỉnh). Trong đó, lớn nhất là diện tích rừng phòng hộ (chiếm 41,8%), tiếp đến là rừng sản xuất (33,2%), rừng đặc dụng chiếm 25%. Tính đa dạng sinh học của rừng miền Tây còn cao. Tháng 9/2007, khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An được thế giới công nhận với tổng diện tích trên 1,3 triệu ha (lớn nhất Đông Nam Á), trải rộng trên 11 huyện, thị phía Tây của tỉnh Nghệ An. Trong đó, trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát (diện tích 91,2 nghìn ha), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (diện tích gần 40 nghìn ha) và Pù Hoạt (diện tích 43 nghìn ha) – được đánh giá là “Vành đai xanh của khu vực Đông Dương” với hệ thực vật hơn 2600 loài (trong đó gần 50 loài quý hiếm, trên 250 loài cây thuốc có giá trị, còn tồn tại rừng cây cổ thụ lớn hàng ngàn năm tuổi ít có có nơi nào trong khu vực châu Á có được – đó là rừng cây Sa mu dầu có đường kính 3,4 – 4,7m). Hệ động vật cũng không kém phần phong phú với gần 150 loài thú, 300 loài chim, 25 loài bò sát, 82 loài cá, 15 loài lưỡng thể và nhiều loài động vật đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam [5]. Động vật đặc hữu ở đây là sao la. Tài nguyên rừng là cơ sở quan trọng để miền Tây phát triển kinh tế trồng, khoanh nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, du lịch, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường sinh thái. Với mạng lưới sông suối mật độ cao, ngắn và dốc, miền Tây có nguồn thủy năng tương đối phong phú cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 1.300 MW, cho sản lượng điện bình quân hàng năm khoảng 5 tỉ kwh [4]. Tiềm năng này được khai thác sẽ có tác động tích cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nơi đây. Miền Tây có khoáng sản đa dạng và phong phú về chủng loại với 45 mỏ và điểm quặng quy mô nhỏ, trung bình và một số mỏ có quy mô lớn như: quặng thiếc với tổng trữ lượng khoảng 100 nghìn tấn (lớn nhất cả nước), phân bố tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ; đá vôi hàng tỉ m3 ở huyện Anh Sơn; đá trắng 7 tỉ m3 ở huyện Quỳ Hợp; đá bazan trên 260 triệu tấn ở huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. . . , có nhiều mỏ nước khoáng với chất lượng cao, dễ khai thác: Bản Khạng, Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang (huyện Quỳ Hợp), Cồn Soi (huyện Nghĩa Đàn). . . Ngoài ra, miền Tây còn có các loại khoáng sản quý, hiếm, chất lượng cao như vàng, đá quý (tập trung ở huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu) nhưng chưa được đánh giá trữ lượng đầy đủ [5]. Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển cả về khai thác lẫn chế biến, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của miền Tây nói riêng và của tỉnh nói chung. Miền Tây còn có tiếng với tài nguyên du lịch. Đó là sự phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên: rừng giàu có về sinh vật và còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên sinh; có nhiều hang động, thác nước đẹp lôi cuốn du khách: hang Bua (huyện Quỳ Châu), thác Khe Kèm (huyện Con Cuông), thác Xao Va (huyện Quế Phong). . . cũng như sự đặc sắc về tài nguyên du lịch nhân văn: địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam: Thái, H’Mông, Khơ Mú, Thổ, đặc biệt có hai dân tộc thiểu 143 Nguyễn Thị Hoài số chỉ còn duy nhất ở Nghệ An: Đan Lai và Ơ Đu, tạo nên nhiều sắc thái văn hóa khá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuận lợi phát triển kinh tế Khó khăn phát triển kinh tế Phát triển kinh tế Miền tây Nghệ An Nguồn lực phát triểnTài liệu có liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 221 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 211 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 204 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 131 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 129 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 126 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0 -
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 107 0 0 -
6 trang 100 0 0
-
MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ KHUẾCH TÁN RỐI NGANG
10 trang 94 0 0 -
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN - CHƯƠNG 4
60 trang 88 0 0 -
32 trang 80 0 0
-
11 trang 78 0 0
-
Tổng quan về di cư và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
8 trang 76 0 0 -
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH KHU LÂM VIÊN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
29 trang 57 0 0 -
Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu
7 trang 55 0 0 -
Phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
5 trang 54 0 0 -
52 trang 54 0 0
-
Nghiên cứu học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: Phần 1
219 trang 52 0 0