Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1, TP Hồ Chí Minh

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 869.21 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1, TP Hồ Chí Minh nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1, TP Hồ Chí Minh THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH VIỆN Đặng Thị Út THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁPQUẢN LÝ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS QUẬN 1 - TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN - - oOo- - Tôi xin cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Sư phạm TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy vàgiúp đỡ tôi có được kiến thức về quản lý giáo dục. Xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Hạnh đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tậntình chỉ bảo, góp ý để tôi có thể hoàn tất cuốn luận văn này và đồng thời cảm ơn thầy cô làđồng giám khảo. Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng giáo viên một số trường ở Quận 1-TPHCM đãgiúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt luận văn cao học. Tháng 7/2010. MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài Đứng trước tình hình đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh với sự đòi hỏi cấpthiết của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyênmôn cao, có khả năng vận dụng các kiến thức cũng như các kỹ năng lao động nghề nghiệp mộtcách hiệu quả và sáng tạo, có kỹ năng thực hành cao. Sự phát triển nhanh của khoa học và côngnghệ, nhất là công nghệ thông tin ngày càng đòi hỏi người lao động phải cập nhật kiến thứcchính vì vậy người lao động phải có khả năng tự học để học tập suốt đời. Để người lao động có thể học và tự học suốt đời thì họ phải được hình thành phươngpháp học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình thành phương pháp học cho người họcliên quan đến nhiều bình diện của hoạt động dạy học như nội dung chương trình, bản thânngười học như kiến thức, động cơ và hứng thú học, nhất là phương pháp học. Ở người dạy cũngcần có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ sư phạm, có đạo đức tốt, môi trường học tập vànhất là phương pháp dạy học (PPDH). Song phương pháp dạy học là bình diện dễ thay đổi vànó nằm trong khả năng của thầy và trò. Do đó, đổi mới phương pháp là mấu chốt để hình thànhphương pháp học tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với người laođộng trong tương lai. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết Trungương 4 khóa VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóatrong Luật giáo dục (2005). Điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho họcsinh”. Thực tế nhiều năm qua giáo dục Việt Nam đã đổi mới phương pháp dạy học trên diệnrộng, tuy nhiên phong trào và hình thức còn mang tính bộc phát, chưa hệ thống, chưa đi vàochiều sâu, thiếu tính ổn định nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này có thể làdo nội dung chương trình chưa tinh giản, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, đời sống giáo viên cònnhiều khó khăn, tâm lí của giáo viên ngại đổi mới phương pháp, do trình độ và hiểu biết vềphương pháp dạy học mới ở giáo viên còn hạn chế, và do công tác quản lí việc đổi mới phươngpháp còn chưa mang tính khoa học, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp nên chưa thực sự độngviên, khuyến khích GV đổi mới PPDH một cách thường xuyên và hiệu quả. Nghiên cứu về đổi mới PPDH có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lí luận và thựctiễn. Song nghiên cứu về quản lí việc đổi mới PPDH ở THCS chỉ có những đề tài nghiên cứu ởmức độ hẹp như những ý kiến nhỏ lẻ, cũng có một số sách tham khảo về đổi mới PPDH và mộtsố bài báo nói lên thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhưng chưa đưa ra giảipháp cụ thể, vì thế cũng chưa đủ sức gióng lên hồi chuông để đổi mới phương pháp và quản lýviệc đổi mới PPDH đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Đã đến lúc cầntìm hiểu thực trạng và tìm ra biện pháp thích hợp cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc và quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS nhằm nâng đáp ứngnguồn nhân lực cao cho xã hội, đó cũng là lý do tôi chọn đề tài. Từ những lí do đã trình bày ở trên tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý việcđổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 2- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và các biện pháp quản lýviệc thực hiện đổi mới dạy học ở trường trung học cơ sở Quận 1,TP Hồ Chí Minh, đề xuất mộtsố biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS góp phầnnâng cao chất lượng đổi mới PPDH nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS. 3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương phápdạy học ở trường THCS. 4- Giả thuyết nghiên cứu 4.1. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học cơ sở Quận 1 tại thành phố HồChí Minh đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa mang tính hệ thống, nên kém hiệu quả. 4.2. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể từ nhiều phía, trong đó, phải nói đến cácbiện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường chưa hệ thống, chưathường xuyê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: