Danh mục tài liệu

MẠCH HỌC - MẠCH HUYỀN

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.05 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huyền là dây (đàn, cung ...) sức mạnh đi trong đường của mạch như có sợi dây cứng thẳng, nên gọi là Huyền. - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) nhắc đến mạch Huyền là mạch tượng của Can, mùa xuân. - Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Túc Thực Bệnh Mạch ChứngTịnh Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch Sác mà Khẩn là mạch Huyền”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH HUYỀN -Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (T.Vấn 19) ghi : “Mạch Huyền thẳng mà dài”. -Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH.Luận) ghi : Mạch Huyền hình dạng giống dây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MẠCH HỌC - MẠCH HUYỀN MẠCH HỌCMẠCH HUYỀN A- ĐẠI CƯƠNG - Huyền là dây (đàn, cung ...) sức mạnh đi trong đường của mạch nhưcó sợi dây cứng thẳng, nên gọi là Huyền. - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) nhắc đến mạchHuyền là mạch tượng của Can, mùa xuân. - Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Túc Thực Bệnh Mạch ChứngTịnhTrị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch Sác mà Khẩn là mạch Huyền”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH HUYỀN -Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (T.Vấn 19) ghi : “Mạch Huyềnthẳng mà dài”. -Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH.Luận) ghi : Mạch Huyền hình dạnggiống dây cung, đè mạnh tay vào không thay đổi”. - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: “MạchHuyền ấn vào căng thẳng như ấn vào dây cung“. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Huyền như sợi dây dài căngthẳng”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Mạch Huyền ấnvào thấy căng thẳng như ấn vào dây cung, thỉnh thoảng thấy Sác“. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH HUYỀN - Sách ‘Tam Tài Đồ Hội’ và sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ ghihình vẽ mạch Huyền như sau: - Sách ‘Mạch Chẩn’ vẽ hình biểu diễn mạch Huyền như sau: - Sách ‘Kết hợp YHCT Và YHHĐ Trong Lâm Sàng’ ghi nhận về hìnhvẽ mạch Huyền qua máy và nhận xét như sau: “Trên đường biểu diễn, sóng đầu tiên của mạch sau khi lên đến đỉnhcòn đi ngang thêm 1 đoạn nữa rồi mới đổ xuống, vì vậy đỉnh của sóng đầutiên có hình bằng phẳng (cao nguyên). Điều này phù hợp với mô tả của cácsách xưa là khi bắt được mạch Huyền, có cảm giác như sờ vào dây cunghoặc dây đàn căng cứng dưới tay”. C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH HUYỀN - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền...do hư lao, nội thương, khí trung tiêu không đủ, thổ (Tỳ Vị) bị mộc (Can)khắc”. -Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi :”Can chủ sơ tiết, điều sướng khícơ, nếu tà khí uất kết ở Can, làm mất chức năng sơ tiết, khí uất không thônglợi, sẽ sinh ra mạch Huyền. Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âmdương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền”. - Sách ‘Trung Y Biện Chứng Luận Trị Giảng Nghĩa’ ghi: Nguyênnhân phát sinh mạch Huyền thường do: · Lượng máu ở tim tống ra tăng lên . · Sức co của thành mạch máu tăng . · Huyết áp cao . · Động mạch bị xơ cứng, trương lực của động mạch cao hơn bìnhthường. D- MẠCH HUYỀN CHỦ BỆNH - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) ghi: “Mạch án vềmùa xuân, có vị khí mà mạch hơi Huyền là bình thường, Huyền hơi nhiềumà Vị khí ít là bệnh ở Can, chỉ thấy mạch Huyền mà không có Vị khí thì sẽchết”. - Chương ‘Biện Thái Dương Bệnh Mạch Chứng Trị’ (TH.Luận) ghi: “Thương hàn mà thấy mạch ở bộ thốn Sáp, bộ xích lại Huyền th ìtrong bụng đau dữ”. - Chương ‘Ngược Tật Bệnh Chứng Tịnh Trị’ (KQY. Lược) ghi:“Thầøy nói: Bản mạch của bệnh sốt rét là mạch Huyền”. - Chương ‘Thấp Kính Trúng Thử... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Ôi mạchcủa bệnh kính, đè xuống thấy Khẩn như Huyền, đi lên xuống thẳng băng”. - Chương ‘Đờm Ẩm, Khái Thấu... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch SongHuyền là hàn, đều là do sau khi cho xổ mạnh, trong người dễ bị hư. Mạchthiên Huyền là bệnh ẩm”. - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (M. Kinh) ghi: “Mạch có Huyền, Phù,Khẩn, Hoạt, Trầm Sáp, 6 mạch này gọi là tàn tặc, đều là mạch có bệnh”. - Chương ‘ Ẩu Thổ Uế Hạ Lợi... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Tiêu chảy màmạch lại Huyền, phát sốt, ra mồ hôi là bệnh sắp khỏi”. - Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Thốnkhẩu mạch Huyền là dưới hông sườn bị đau nhiều, gai rét, sợ lạnh”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Bộ thốn Huyềnthì nước đọng ở hạ tiêu, đầu đau, bụng đau cấp. Bộ quan Huyền thì mộc khíbị hại không sinh được nhiệt, bụng đau do Vị bị hàn. Bộ xích Huyền thì thủykhí đọng hạ tiêu, ruột đau, dưới rốn gò đau“. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Mạch Huyền chủ đờm ẩm, sốt rét lâungày. Bộ thốn Huyền là đầu nhức, đờm nhiều. Bộ Quan Huyền thì nónglạnh, trưng hà. Bộ xích Huyền chỉ đồi sán, chân bị co rút”. - Mục ‘Hiệu Chính Tần Hồ Mạch Học’ (ĐCNKM. Quyết) ghi: “Mạchbộ thốn Huyền chủ đầu đau, hàn nhiệt (sốt rét). Bộ quan Huyền là Vị bị hàn,ngực bụng đau. Bộ xích Huyền là trúng âm sán”. - Sách ‘Mạch Học Tinh Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ mắt đỏ, chóngmặt, huyết áp cao, hồi hộp, hay quên, thần kinh suy nhược”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Huyền thấy ở chứng canphong, khí uất, đờm ẩm mà đau”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ tà ở Canvượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hôngsườn, sán khí, tích kết, chứng tý”. Tả Thốn HUYỀN Hữu Thốn HUYỀN Đầu đau, lo sợ, mồ Phế cảm phong hàn, hôi trộm. ho. Tả Quan HUYỀN Hữu Quan HUYỀN Sườn đau, sán khí. Tỳ Vị bị hàn, bụng đau. Tả Xích HUYỀN Hữu Xich HUYỀN Bụng dưới đau. Quanh rốn đau, thủy tích ở hạ tiêu. - Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Các mạch Trầm, Sáp,Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm... bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thìchết“. E- MẠCH HUYỀN KIÊM MẠCH BỆNH - Thiên ‘Thị Thung Dung Luận’ (T. Vấn 76) ghi: “Mạch Phù màHuyền là Thận bất túc”. - Chương ‘Biện Thiếu Dương... Trị’ (TH. Luận) ghi: “Thương hàn màmạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương”. - Chương ‘Ẩu Thổ, Uế, Hạ Lợi... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Tiêu chảymà mạch Trầm Huyền thì phần dưới nặng nề”. - Chương ‘Đờm Ẩm Khái Thấu... Trị’ (KQY. Lược) ghi: “Mạch Trầmmà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: