
MẠCH HỌC - MẠCH TRƯỜNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MẠCH HỌC - MẠCH TRƯỜNG MẠCH HỌCMẠCH TRƯỜNG A- ĐẠI CƯƠNG - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: “Mạch là phủ củahuyết, mạch Trường thì khí vượng”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhân ‘ ghi: “Mạch Trường mà hòa hoãn, phùhợp với khí sinh trưởng của mùa xuân, vì vậy là tượng mạch của người khỏemạnh”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH TRƯỜNG - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Trường không lớn không nhỏ,xa xa tự nhiên như men theo đầu ngọn tre”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Tượng mạch của mạch Trườnggiống như cành cây dài, mạch khí thẳng lên thẳng xuống, đầu đuôi tươngứng”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Trườngđầu đuôi thẳng, đi lại vượt quá bộ vị”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH TRƯỜNG - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Trường như sau: C- MẠCH TRƯỜNG CHỦ BỆNH - Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (T. Vấn 10) ghi: “Mạch của Can đếnthì Trường mà bật sang bên trái, bên phải, là có khí tích ở vị quản và 2 bênsườn, gọi là chứng Can Tý”. - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: “Mạch Tâm bậtlên tay thấy cứng mà Trường thì lưỡi sẽ cong lên không nói được. - MạchPhế bật lên tay thấy cứng mà Trường thì sẽ khạc ra máu. Mạch Can bật lêntay thấy cứng mà Trường, sắc mặt không tái xanh, sẽ đau như bị ngã vì cóhuyết tích ở 2 bên sườn, làm cho suyễn nghịch. Mạch của Vị bật lên tay,cứng mà Trường, sắc mật đỏ, 2 đùi sẽ đau như gẫy. Mạch của Tỳ bật lên taycứng mà Trường, sắc mặt đỏ, sắc mặt vàng sẽ bị chứng thiếu (hụt) hơi.Mạch của Thận bật lên tay cứng mà Trường, sắc mặt vàng đỏ, lưng sẽ bị đaunhư gẫy”. - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) ghi: “Mạch ở thốnkhẩu đụng vào ngón tay mà Trường là cẳng chân bị đau”. - Chương ‘Thương Hàn Lệ’ (TH. Luận) ghi: “Mạch ở 2 bộ Xích vàThốn đều Trường là Dương minh bị bệnh”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Trườngchủ các bệnh về hữu dư”. - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: Tả Thốn TRƯỜNG Hữu Thốn TRƯỜNG Quân hỏa gây bệnh. Ngực đầy, khí nghịch. Tả Quan TRƯỜNG Hữu Quan TRƯỜNG Thổ khí uất, bụng trướng. Mộc khí thực. Tả Xích TRƯỜNG Hữu Xích TRƯỜNG Bôn đồn xung lên Tướng hỏa gây ngực. bệnh. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Trường chủ về nhiệt cao(kháng), tam tiêu phiền nhiệt, dương độc uất kết bên trong, nhiệt kết ởDương minh, động kinh, sán khí”. Tả Thốn TRƯỜNG Hữu Thốn TRƯỜNG Tâm vượng. Ngực đầy, khí nghịch. Tả Quan TRƯỜNG Hữu Quan TRƯỜNG Can khí thực. Tỳ khí thực. Tả Xích TRƯỜNG Hữu Xích TRƯỜNG Tướng hỏa bốc lên. Bôn đồn, sán khí. D- MẠCH TRƯỜNG KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Trì Tật Đoản Trường Tạp Mạch’ (M. Kinh) ghi: “MạchTrường mà Huyền là bệnh ở Can”. - Chương ‘Bình Tạp Bệnh Mạch’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Phù, Hồng,Đại, Trường là chứng chóng mặt do phong (phong huyễn), điên tật”. - Chương ‘Can Bệnh Chứng’ (M. Kinh) ghi: “Can bệnh thì sắc mặtxanh, tay chân co quắp, 2 bên sườn đầy tức hoặc thường bị chóng mặt, (nếuthấy) Mạch Huyền Trường là dễ chữa”. - Chương ‘Biện Mạch Hình Cập Biến Hóa Sở Chủ Bệnh Chứng Pháp’(M. Kinh) ghi: “Mạch Trường, nếu Kiêm Đại mà Sác là dương thịnh, nhiệt ởtrong”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Phù Trường là ngoại cảm hoặc âm khí không đủ. · Trường Hồng là tráng nhiệt, điên cuồng. · Trường Cấp là bụng đau. · Trường, Trầm, Tế là chứng tích. · Trường Hoạt là đờm nhiệt. · Trường Huyền là bệnh ở Can. · Trường mà Vi Sáp là bệnh sắp khỏi. E- MẠCH TRƯỜNG QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhãn’ ghi: “Mạch Trường mà hòa hoãn thìhợp với khí sinh trưởng của mùa xuân, vì vậy, đó là mạch tượng của ngườikhỏe mạnh. Trường mà cứng đầy là biểu hiện của hỏa kháng, vì vậy đó làmạch bệnh vậy. Thuyết của người xưa cho rằng mạch khí đi quá bản vị thìgọi là mạch Trường, Tuy nhiên, nghiệm xét lâu ngày thì thấy không hẳn nhưvậy. Mạch đi lên quá bộ thốn là mạch Dật, mạch đi xuống quá bộ thốn thìthuộc bộ quan, mạch đi lên quá bộ quan thì thuộc về bộ thốn, mạch đi xuốngquá bộ quan thì thuộc về bộ xích, đi lên quá bộ xích thì thuộc về bộ quan,mạch đi xuống quá bộ xích thì thuộc mạch Phục. Xét các lời trên đây thìthấy rằng, nếu nói mạch Trường là đi quá bản vị thì không có lý cũng khônghợp nghĩa. Chỉ có thể nói tượng mạch của Trường thì giống như cành câydài, mạch khí thẳng lên thẳng xuống, đầu đuôi tương ứng, không giống nhưcác mạch khác thì trên dưới đều so le, đầu đuôi không đều. Phàm các mạchThực, Lao, Huyền, Khẩn đều có kiêm mạch Trường. Vì vậy người xưa nóirằng: ”Mạch Trường chủ về các bệnh hữu dư” không phải là lời nói khôngcó căn cứ vậy”. - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CTT. Muội) ghi: “Sách‘Thương Hàn Luận’ có viết ‘Mạch ở bộ xích và thốn đều thấy Trường làDương minh bị bệnh”, sách Nội Kinh lại ghi: “Mạch Trường là khí vượng”.Vị là bể của thủy cốc, đường kinh của nó nhiều khí nhiều huyết, vì vậy mạchTrường là mạch bình thường của Vị, nhưng Trường mà phải hòa hoãn thìmới là mạch không bệnh. Nếu Trường mà P ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mạch trường mạch học y học cổ truyền bệnh thường gặp chẩn đoán bệnhTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
11 trang 94 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 87 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
2 trang 72 0 0