
Mô hình giáo dục học sinh tài năng, năng khiếu trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình giáo dục học sinh tài năng, năng khiếu trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 54-58 ISSN: 2354-0753 MÔ HÌNH GIÁO DỤC HỌC SINH TÀI NĂNG, NĂNG KHIẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Trần Thị Bích Ngân1,+, 1 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Hà1, 2 Tổ chức Giáo dục FPT; Phạm Thị Hồng Thắm1, 3 Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Xanh Phùng Thị Thu Trang2, +Tác giả liên hệ ● Email: ngantb@vnies.edu.vn Vũ Văn Luân3 Article history ABSTRACT Received: 10/6/2024 To address the national human resource development needs, especially in Accepted: 12/7/2024 Vietnam in the context of the fourth industrial revolution, the education Published: 05/9/2024 system, especially at all levels, not only faces the transformation in the demand for high-quality human resources, but also are required to sufficiently Keywords accommodate the need for the varied factors related to special talents and Gifted and talented aptitudes. This requires flexibility and creativity in designing educational education, educational models, from identifying students with exceptional abilities to creating an model, gifted students, appropriate learning environment for them to develop comprehensively. The Vietnamese education article uses an overview method to learn about the education model for talented and gifted students in the world, thereby drawing some recommendations for the education model for talented and gifted students in Vietnam, which has traditionally been narrowed mainly to the concept of “Specialized” schools. The article contributes to the discussion on building a theoretical framework on the educational model of talented and gifted students in Vietnam that is compatible with the world context.1. Mở đầu Mô hình giáo dục HS tài năng/năng khiếu của Việt Nam từ trước đến nay chính là mô hình trường Chuyên, tức làmô hình chương trình giảng dạy tích hợp của VanTassel-Baska (1986) (ICM) được phát triển đặc biệt cho những ngườihọc có năng lực cao. Hệ thống trường THPT chuyên tại Việt Nam được lập ra cách đây gần 60 năm với mục tiêu mongđợi là nơi ươm mầm và phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Để được vào họctại các trường chuyên, HS tốt nghiệp cấp THCS phải thỏa mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm và đặc biệt là phảivượt qua các kì thi tuyển chọn đầu vào của các trường THPT chuyên (Lê Anh Vinh và cộng sự, 2021). Do sự phát triển mạnh mẽ và nhiều mặt, nhiều quan điểm giáo dục mới xuất hiện, các tổ chức quốc tế nhưUNESCO, SEAMEO (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á), INOTECH (Tổ chức Canh tân giáodục Châu Á),... và nhiều nghiên cứu giáo dục khác đã đưa ra nhiều quan điểm về sự thay đổi của giáo dục và nhàtrường cho phù hợp với bối cảnh mới, như tư tưởng giáo dục suốt đời, 4 trụ cột về giáo dục của UNESCO, lí thuyếtvề giáo dục cộng đồng của SEAMEO, quan điểm về nhà trường hiệu quả, nhà trường tự quản, quản lí dựa vào nhàtrường. Từ đó đã xuất hiện một số mô hình nhà trường như: Nhà trường mở, Nhà trường cộng đồng, bên cạnh đócòn có mô hình Nhà trường đa trí tuệ dựa trên Lí thuyết đa trí tuệ với 8 loại trí thông minh, Nhà trường sáng tạo, Nhàtrường hiệu quả, Nhà trường tự quản… Vì vậy, cần hiểu rằng các mô hình nhà trường không phải là một loại hìnhnhà trường cụ thể có cơ cấu tổ chức khác biệt, mà là những quan điểm mang tính định hướng, những mô hình phươngpháp luận gợi ý về cách làm giáo dục và cách thức quản lí nhà trường theo hướng hiệu quả và đổi mới. Đặc biệt vớimô hình nhà trường đa trí tuệ, có bóng dáng của mô hình bồi dưỡng toàn trường với HS có năng khiếu (SEM). Trong giai đoạn 10 năm vừa qua, hệ thống giáo dục chuyên của Việt Nam đã được sự đầu tư vô cùng lớn từ nhànước thể hiện qua Quyết định số 959/QĐ-TTg năm 2010 về việc phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPTchuyên giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Với những kết quả nổi bật của các đoàn Việt Namtham dự các kì thi Olympic khoa học quốc tế, trong đó thành phần hầu hết thuộc các trường chuyên, đã cho thấynhững đóng góp quan trọng của hệ thống trường chuyên trong công tác đào tạo nhân tài cho đất nước. Việc xét tuyểnvào các trường năng khiếu ở Việt Nam hiện nay được thông qua xét tuyển và thi. Mô hình nhận dạng này cho đến 54 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(17), 54-58 ISSN: 2354-0753nay vẫn chiếm ưu thế trong các hệ thống giáo dục trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước Đông Á, nơi chế độ nhân tàidựa trên kì thi được áp dụng (Dai & Kuo, 2016). Chúng ta đang phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng và sự bùng nổ của kiến thức và công nghệ. Giáo dụckhông đơn thuần là việc truyền đạt thông tin mà còn là chìa khoá mở cánh cửa cho sức mạnh sáng tạo và tiềm năngcon người. Trong bối cảnh này, việc tìm kiếm và phát triển tài năng và năng khiếu ở HS không chỉ là một nhiệm vụquan trọng mà còn là một sứ mệnh tạo lập cơ hội cho sự thành công và đổi mới. Chính vì vậy, giáo dục phổ thông sẽđóng vai trò quan trọng trong việc tìm tòi, phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục học sinh tài năng Công tác đào tạo nhân tài Giáo dục học sinh năng khiếu Phát triển giáo dục và đào tạo Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 191 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
7 trang 142 0 0
-
6 trang 113 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 111 0 0 -
6 trang 107 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 71 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 69 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
5 trang 62 0 0