Danh mục tài liệu

Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.01 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết lược sử các nghiên cứu gần đây trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp để làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Trên cơ sở đúc kết các kết quả nghiên cứu trước đây, bài viết chỉ ra những câu hỏi nghiên cứu quan trọng mà cho đến nay các phân tích thực nghiệm trong chuyên ngành vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năngTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trịvà hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năngNguyễn Văn Tuấn*Trường Đại học Đà Lạt,Số 1, Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt NamNhận ngày 28 tháng 12 năm 2016Chỉnh sửa ngày 14 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2017Tóm tắt: Bài viết lược sử các nghiên cứu gần đây trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp đểlàm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Trên cơ sở đúckết các kết quả nghiên cứu trước đây, bài viết chỉ ra những câu hỏi nghiên cứu quan trọng mà chođến nay các phân tích thực nghiệm trong chuyên ngành vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Một là,có hay không mối quan hệ nhân quả giữa các biến cấu trúc quản trị (đặc biệt là biến đa dạng giớivà biến cấu trúc sở hữu), chất lượng quản trị và hiệu quả doanh nghiệp, một khi bản chất nội sinhđộng của các mối quan hệ này được tính đến? Hai là, liệu các mối quan hệ nhân quả đó (nếu có) cóbị điều hòa bởi chất lượng quản trị quốc gia hay không? Đây có thể là những hướng nghiên cứutiềm năng trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp hiện nay.Từ khóa: Cấu trúc quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia, hiệu quả doanh nghiệp, tính nội sinhđộng, Việt Nam.đó, đã được ủng hộ và triển khai tại nhiều quốcgia châu Âu như Phần Lan (2005), Tây BanNha (2007) và Bỉ (2011). Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Australia (2009), HồngKông (2012), Malaysia (2011), New Zealand(2012) và một số quốc gia khác đã chỉnh sửa bộquy tắc quản trị doanh nghiệp theo hướng yêucầu các doanh nghiệp báo cáo các mục tiêu cóthể đo lường được về đa dạng giới trong HĐQTvà những tiến bộ trong việc thực hiện các mụctiêu đó.Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, điềunày làm nảy sinh một câu hỏi nghiên cứu quantrọng, đó là liệu có tồn tại mối quan hệ nhânquả tiềm năng giữa sự hiện diện của nữ giớitrong HĐQT và hiệu quả (tài chính) doanhnghiệp hay không. Về mặt lý thuyết, mối quanhệ giữa đa dạng giới trong HĐQT và hiệu quảtài chính doanh nghiệp không được dự báo một1. Lược sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa cáccấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp *1.1. Mối quan hệ giữa đa dạng giới trong hộiđồng quản trị và hiệu quả doanh nghiệpTác động của sự hiện diện của các thànhviên nữ trong hội đồng quản trị (HĐQT) đối vớihiệu quả tài chính doanh nghiệp là một chủ đềnghiên cứu mới nổi trong lĩnh vực quản trịdoanh nghiệp, xét trong bối cảnh nhiều quốc giatrên thế giới đang khuyến khích các doanhnghiệp bổ nhiệm thêm thành viên nữ vàoHĐQT [1]. Ví dụ, năm 2004, Na Uy đã banhành một đạo luật yêu cầu nữ giới phải chiếm ítnhất 40% tổng số thành viên của HĐQT tại cácdoanh nghiệp niêm yết [2]. Chính sách này, sau_______*ĐT.: 84-1218280442Email: tuannv@dlu.edu.vn8384N.V. Tuấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91cách trực tiếp bởi bất kỳ một lý thuyết quản trịđơn lẻ nào, bao gồm cả lý thuyết ủy quyền - tácnghiệp và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Tuynhiên, cả hai lý thuyết này đều cung cấp nhữnghàm ý về khả năng ảnh hưởng của đa dạng giớitrong HĐQT đối với hiệu quả doanh nghiệp [3].Trên thực tế, một số nghiên cứu thực nghiệmgần đây đã chứng minh rằng, sự hiện diện củanữ giới trong HĐQT có thể có ảnh hưởng đếnhiệu quả tài chính của doanh nghiệp [4].Theo lý thuyết ủy quyền - tác nghiệp, chứcnăng giám sát của HĐQT đóng vai trò then chốttrong việc giảm thiểu các xung đột ủy quyền tác nghiệp và tăng cường hiệu quả doanhnghiệp [5, 6], và một HĐQT đa dạng hơn vềgiới sẽ giúp tăng cường chức năng giám sát này[1]. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằngviệc đảm bảo các nguồn lực thiết yếu của doanhnghiệp và mối liên kết giữa doanh nghiệp vớimôi trường ngoại vi có thể được cải thiện nếuquy mô và sự đa dạng của HĐQT được tăngcường [7, 8]. Các doanh nghiệp với HĐQT lớnhơn và/hoặc đa dạng hơn có thể có lợi thế hơntrong việc thụ đắc và duy trì các nguồn lực quantrọng như vốn con người, vốn xã hội, cũng nhưtính hợp pháp [9, 10]. Tất cả các nguồn lực nàyđều có khả năng góp phần cải thiện hiệu quảdoanh nghiệp.Mặc dù cả hai lý thuyết trên đều gợi ý rằng,mối quan hệ giữa đa dạng giới và hiệu quảdoanh nghiệp là một khả năng có thực [3], bảnchất của mối quan hệ này như thế nào vẫn làvấn đề chưa được làm sáng tỏ [3, 11, 12]. Câuhỏi thực nghiệm cần được trả lời là nếu mốiquan hệ giữa đa dạng giới và hiệu quả doanhnghiệp là có thực, thì liệu sự hiện diện của cácthành viên nữ trong HĐQT có làm nên sự khácbiệt hay không? Các nghiên cứu thực nghiệmtrước đây ở các thị trường phát triển đã cungcấp những bằng chứng không thể kết luận đượccho câu hỏi này [11, 13, 14]. Một số nghiên cứulập luận rằng mối quan hệ này là thuận chiều[12, 13, 15, 16], hoặc nghịch chiều [1, 17],trong khi một số nghiên cứu khá ...

Tài liệu có liên quan: