Danh mục tài liệu

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh trong dạy học nội dung 'hàm số mũ và hàm số lôgarit' (Toán 11) thông qua khai thác các bài toán thực tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.95 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh trong dạy học nội dung “hàm số mũ và hàm số lôgarit” (Toán 11) thông qua khai thác các bài toán thực tế" trình bày một số vấn đề về năng lực giải quyết vấn đề toán học, đưa ra các dạng bài toán thực tế trong dạy học nội dung “Hàm số mũ và hàm số lôgarit” (Toán 11) và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực này cho HS thông qua khai thác các bài toán thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh trong dạy học nội dung “hàm số mũ và hàm số lôgarit” (Toán 11) thông qua khai thác các bài toán thực tế VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(15), 24-29 ISSN: 2354-0753MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐLÔGARIT” (TOÁN 11) THÔNG QUA KHAI THÁC CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ Nguyễn Chiến Thắng+, Trường Đại học Sài Gòn Võ Hà Thư, + Tác giả liên hệ ● Email: ncthang@sgu.edu.vn La Thanh Hùng Article history ABSTRACT Received: 13/5/2024 Problem solving is always considered the center of the Mathematics Accepted: 06/6/2024 teaching process which helps students apply mathematics in practice. One Published: 05/8/2024 of the five components of mathematical competency in the Mathematics General Education Curriculum to be formed and developed for students is Keywords the ability to solve mathematical problems. Real-life math problems act as Mathematical problem solving, problem-provoking situations, helping students develop their ability to exponential functions, solve mathematical problems. This study proposes some measures to logarithmic functions, real-life foster students mathematical problem-solving competency in teaching the problems, grade 11 math content “Exponential and logarithmic functions” (Math 11) through exploiting real-life problems. Teachers need to flexibly apply the measures, ensuring a balance between “learning” knowledge and “applying” knowledge about exponential and logarithmic functions when exploring practical problems to help students master the knowledge and improve the effectiveness of Math teaching.1. Mở đầu Một đặc điểm của môn Toán ở trường phổ thông là tạo lập sự kết nối giữa toán học với thực tế, giữa toán học vớicác môn học và hoạt động giáo dục khác (Bộ GD-ĐT, 2018). Bên cạnh đó, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổthông môn Toán là góp phần phát triển năng lực toán học cho HS, trong đó năng lực giải quyết vấn đề toán học(GQVĐTH) là một thành tố của năng lực toán học (Bộ GD-ĐT, 2018). Do vậy, quá trình dạy học môn Toán gắn vớithực tế cuộc sống thông qua khai thác các bài toán thực tế theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐTH cho HS là cầnthiết và có ý nghĩa trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Bởi để giải quyết một bài toán thực tế, HS cần thu nhận,sàng lọc thông tin để nhận biết, xác định được vấn đề; thông qua các thao tác tư duy và lập luận toán học, HS thiếtlập được mô hình, đề xuất được cách thức và quy trình giải quyết vấn đề; tiếp đó HS trình bày được giải pháp giảiquyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã đề ra, khái quát hóa cho vấn đề tương tự. Đã có nhiều nghiên cứu về năng lực GQVĐTH trong dạy học môn Toán ở các khía cạnh và góc độ khác nhau;chẳng hạn như: Nguyễn Văn Liêu và Lê Xuân Trường (2021) đã đề xuất quy trình 4 bước thiết kế một tình huốngdạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐTH cho HS và minh họa quy trình thông qua một tình huống dạy học kháiniệm Hàm số mũ (Giải tích 12 - Chương trình năm 2006); Nguyễn Ngọc Hà và Nguyễn Văn Thái Bình (2020) đềcập đến việc phát triển năng lực GQVĐTH cho HS trong dạy học giải phương trình bằng phương pháp vectơ ởtrường THPT; Nguyễn Huy Thao và cộng sự (2024) trình bày về dạy học ứng dụng “định lí Sin” vào giải các bàitoán thực tiễn nhằm phát triển năng lực GQVĐTH cho HS THPT;… Ở THPT, nội dung “Hàm số mũ và hàm sốlôgarit” có nhiều ứng dụng trong thực tế. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số vấn đề về năng lực GQVĐTH,đưa ra các dạng bài toán thực tế trong dạy học nội dung “Hàm số mũ và hàm số lôgarit” (Toán 11) và đề xuất một sốbiện pháp bồi dưỡng năng lực này cho HS thông qua khai thác các bài toán thực tế.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Năng lực giải quyết vấn đề toán học Theo National Council of Teachers of Mathematics (2000), giải quyết vấn đề có nghĩa là tham gia vào một nhiệmvụ mà phương pháp giải quyết chưa được biết trước; để tìm ra lời giải, HS cần vận dụng kiến thức đã học vào quátrình giải quyết vấn đề và phát triển những hiểu biết toán học mới. Theo Mai Thị Thanh Huyền và Đinh Thành Tuân(2022), có thể hiểu năng lực GQVĐTH là khả năng giải quyết có hiệu quả một vấn đề toán học nào đó, dựa trên cơsở vận dụng các tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã có. Niss (2003) cho rằng, năng lực GQVĐTH liên q ...

Tài liệu có liên quan: