Danh mục

Một số biện pháp tăng cường liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn xác suất thống kê cho sinh viên Đại học Kinh tế - Kĩ thuật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này, các tác giả đưa ra một số vấn đề cần chú ý của việc liên hệ với thực tiễn trong dạy học môn XS-TK. Đồng thời đưa ra một số biện pháp và ví dụ cụ thể như: Sử dụng kiến thức thực tiễn trong giảng bài mới, trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá, trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp tăng cường liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn xác suất thống kê cho sinh viên Đại học Kinh tế - Kĩ thuật JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 104-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - KĨ THUẬT Nguyễn Thị Thu Hà Khoa Sư phạm và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Hải Dương Email: nguyenthuhacdkt@gmail.com Tóm tắt. Xác suất Thống kê (XS-TK) là một môn khoa học cơ bản đang phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong cuộc sống hàng ngày. XS-TK là môn học bắt buộc ở bậc đại học cho các chuyên ngành kĩ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh và nhiều ngành khác. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra một số vấn đề cần chú ý của việc liên hệ với thực tiễn trong dạy học môn XS-TK. Đồng thời đưa ra một số biện pháp và ví dụ cụ thể như: Sử dụng kiến thức thực tiễn trong giảng bài mới, trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá, trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Từ khóa: Xác suất Thống kê, XS-TK, liên hệ thực tiễn, Kinh tế - Kĩ thuật.1. Mở đầu Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên lí của triết học duy vật biệnchứng. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lí luận không cóthực tiễn là lí luận suông. Như vậy, liên hệ giữa lí luận và thực tiễn là một yêu cầu có tínhnguyên tắc trong dạy học được rút ra từ nguyên lí triết học duy vật biện chứng. Đồng thờichúng ta biết rằng, con đường nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượngvà từ tư duy trừu tượng trở lại về thực tiễn. Mà Toán học thì bắt nguồn từ thực tiễn và quaytrở lại phục vụ cho thực tiễn [1; 119]. XS-TK là một chuyên ngành khoa học toán học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 17.Đối tượng nghiên cứu của XS-TK là các hiện tượng ngẫu nhiên mà chúng ta thường gặptrong thực tế. XS-TK đang là một ngành khoa học giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vựcvà được ứng dụng rộng rãi trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dụcvà các ngành kinh tế, kĩ thuật, y học và rất nhiều lĩnh vực khác,... Ở nước ta, XS-TK đã được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học, Caođẳng. Đối với các trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật thì đây là một môn học bắt buộc vàquan trọng, nó cung cấp cho sinh viên những ứng dụng cơ bản, quan trọng của XS-TKtrong kinh tế và trong kĩ thuật. Tuy nhiên, XS-TK là một môn học khó, nội dung đưa vào104 Một số biện pháp tăng cường liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Xác suất Thống kê...giảng dạy còn mang tính hàn lâm, hệ thống ví dụ còn mang tính lí thuyết chưa có nhiều vídụ sinh động gắn với thực tiễn cuộc sống, chưa cung cấp cách tiếp cận mô hình thực tế đadạng. Sinh viên (SV) chưa có hứng thú học, nên việc học còn mang tính đối phó. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy giảng viên (GV) cần lưu ý là bài giảng có tínhthực tiễn sẽ làm cho các nguyên lí, lí luận trừu tượng, khó hiểu, phức tạp thành những vấnđề gần gũi, giản dị, dễ tiếp thu. Khi đó sẽ hình thành được nhận thức về nguồn gốc củaXS-TK, thấy rõ XS-TK không phải là một sản phẩm của một lí thuyết Toán học thuần túymà nó được phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tế cuộc sống. Ngược lại, XS-TK xâmnhập vào thực tiễn phát triển, với vai trò là công cụ XS-TK sẽ giúp giải quyết các bài toándo thực tiễn đặt ra. Tạo điều kiện cho SV cảm nhận được các ứng dụng thực tiễn của mônhọc. Từ đó, SV có hứng thú học môn này hơn bớt đi phần tẻ nhạt, cũng như để kiểm trahiệu quả việc lĩnh hội tri thức của SV thì việc giảng dạy của GV có ý nghĩa hơn, hiệu quảhơn. Đồng thời, trong quá trình phát triển nhận thức do hoạt hộng tìm tòi SV sẽ có đượcnhững kĩ năng và kiến thức cần thiết. Trong bài báo này, xin trình bày một số biện pháp nhằm tăng cường việc liên hệ vớithực tiễn trong giảng dạy môn XS-TK cho sinh viên Đại học Kinh tế - Kĩ thuật.2. Nội dung nghiên cứu Với đặc điểm đa dạng và phong phú của thực tiễn, để tăng cường việc liên hệ thựctiễn với giảng dạy môn XS-TK GV cần chú ý đến những vấn đề sau: (i) GV cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc liên hệ thực tiễn tronggiảng dạy môn XS-TK cho SV từng ngành học, từng bài học, từng phần học. (ii) Việc liên hệ thực tiễn phải dựa trên nội dung, chương trình, kiến thức cơ bảncủa môn học để đảm bảo nguyên tắc liên hệ những gì và liên hệ như thế nào? Nhằm đưara số lượng và mức độ vấn đề liên hệ thực tiễn để khai thác tối đa tiềm năng của chươngtrình. (iii) Lựa chọn được các yếu tố thực tiễn đưa vào giảng dạy môn XS-TK như thế nàocho có hiệu quả. Liên hệ có nội dung phải phù hợp với ngành nghề đào tạo, tránh tư tưởngmáy móc, tránh khập khiễng như giới thiệu y học cho SV kinh tế, ví dụ nông nghiệp choSV kĩ thuật,... (iv) Việc liên hệ thực tiễn vào giảng dạy không quá dễ, không quá khó phải phù hợpvới năng lực mà vẫn tạo được niềm vui, hứng thú học tập cho SV và SV thấy được ý nghĩacủa môn học. (v) Nên cho ví dụ và bài tập có tình huống thật, số liệu thật, đồng thời giải thích cáckhái niệm một cách dễ hiểu nhất trong chừng mực có thể nhưng đảm bảo chặt chẽ nhấtđịnh về mặt toán học . Liên hệ kiến thức XS-TK với thực tiễn có nhiều phương pháp khác nhau, thông quanhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách 105 Nguyễn Thị Thu Hàđặt vấn đề hay một bài tập nhỏ cũng có thể GV thông tin cho SV nhằm gợi động cơ họctập cho SV. Ngoài ra cũng có thể đưa vào các giờ bài tập, các giờ kiểm tra với nội dungnhất định để củng cố cho lí thuyết. Đặc biệt là đưa kiến thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: