
Một số xu hướng nghiên cứu trong tâm lí học về áp lực đồng trang lứa của thanh thiếu niên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số xu hướng nghiên cứu trong tâm lí học về áp lực đồng trang lứa của thanh thiếu niên VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(24), 36-40 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÍ HỌC VỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA THANH THIẾU NIÊN Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Lê Thanh Vân Email: vannlt@vnies.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 27/9/2023 This paper aims to review some issues of peer pressure among adolescents Accepted: 23/10/2023 through several studies in the existing literature. Peer pressure is a form of Published: 20/12/2023 psychological pressure that is based on an individual’s perceptions, behaviors, and emotions being influenced by a group of peers to cope with the Keywords expectations of the group and try not to be isolated. According to local and Peer pressure, adolescent, international research, peer pressure affects adolescents perceptions, school behaviors, and attitudes today. International research has explored the consequences of peer pressure on adolescents, such as risky behaviors, delinquency, or mental health problems. However, in Vietnam, research has not been sufficient on the issue of peer pressure in the school environment. Therefore, this paper provides a theoretical basis, conceptual system, and some practical research results on peer pressure as a premise for developing appropriate prevention programs for adolescent students in Vietnam.1. Mở đầu Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (UNICEF & Ministry of Justice, 2019), trong khoảng thời gian từ năm2009-2019, trung bình mỗi năm có khoảng 8.300 vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện, khoảng13.000 người chưa thành niên bị xử lí vi phạm hành chính và hình sự mỗi năm. Theo số liệu thống kê của Bộ Côngan, từ năm 2018 đến quý I năm 2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với16.000 đối tượng có liên quan (Giang Oanh, 2022). Trung bình mỗi ngày, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện BạchMai tiếp nhận khoảng 350 bệnh nhân đến khám, trong đó có không ít là thanh thiếu niên bị mắc rối loạn tâm thần dosử dụng và lạm dụng đồ có cồn và chất gây nghiện (Hoàng Giang, 2022). Những nguyên nhân được đưa ra để lí giảiviệc tội phạm đang ngày càng được trẻ hóa phần lớn vẫn tập trung vào các vấn đề liên quan đến các mối quan hệtrong gia đình hay do vấn đề giáo dục đạo đức vẫn chưa được quan tâm đúng cách. Tuy vậy, nguyên nhân trực tiếpcó thể dẫn tới những hành vi lệch chuẩn này có thể đến từ những cá nhân/nhóm đồng trang lứa mà trẻ tiếp xúc dongoài gia đình, bạn bè là đối tượng thanh thiếu niên tiếp xúc nhiều nhất. Trong đính kèm của báo cáo “Tình hình trẻem thế giới 2021” về lứa tuổi vị thành niên của UNICEF (2021), thanh thiếu niên khi được thảo luận về ảnh hưởngcủa bạn bè đồng trang lứa đã đồng ý với tác động của các nhóm bạn khi tham gia vào các hành vi nguy hiểm liênquan đến sức khỏe bao gồm sử dụng rượu, ma túy, gây hấn, trộm cắp và các hành vi tình dục sớm khác. Nhiều cánhân cho rằng việc dành thời gian với những nhóm bạn này sẽ khiến thanh thiếu niên có những hành vi tương tự.Trong nhiều trường hợp, thanh thiếu niên cũng kể lại việc bị bạn bè trực tiếp gây áp lực buộc phải tham gia vào cáchành vi nguy hiểm có hại cho sức khỏe. Ngoài những vấn đề ảnh hưởng về hành vi kể trên, áp lực đồng trang lứa cũng có ảnh hưởng đến cách suy nghĩ,sự nhận thức và thái độ của HS về bản thân. Hiện nay, với sự phát triển thần tốc của Internet, những trang mạng xãhội cùng mạng sóng di động, HS có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và bạn bè cùng độ tuổi ở mọi nơitrên thế giới chỉ qua vài thao tác trên máy tính hay điện thoại. Đây là cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn khicác em có thể nhìn thấy rất nhiều bạn bè đồng trang lứa thử sức, tham gia những dự án, hoạt động mới mẻ và độcđáo, có những suy nghĩ, nhận thức mang tầm vĩ mô mà các em chưa từng tiếp cận. Những điều này có thể giúp cácem mở rộng thế giới quan của bản thân nhưng cũng có thể dẫn tới áp lực từ bạn bè đồng trang lứa do sự so sánh bảnthân các em với cộng đồng mạng. Việc so sánh bản thân với những người bạn cùng trang lứa là một cách tạo độnglực phát triển bản thân, tuy nhiên khi bị so sánh liên tục với những đối tượng vượt qua khả năng, các em có thể dễgặp những vấn đề liên quan đến tâm lí hay sức khỏe tâm thần như lo âu, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,… Áp lực đồng trang lứa có thể khiến thanh thiếu niên có những thay đổi về nhận thức, hành vi, thái độ với xã hội xungquanh, đồng thời còn có thể khiến thanh thiếu niên đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Với việc phát triển 36 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(24), 36-40 ISSN: 2354-0753công nghệ nhanh chóng trên thế giới, thanh thiếu niên hiện nay có thể dễ bị gặp áp lực đồng trang lứa hơn do việc kếtnối với bạn bè trở nên dễ dàng hơn so với thời đại trước. Việc hiểu được tầm quan trọng của ảnh hưởng từ bạn bè hayáp lực đồng trang lứa có thể giúp phát triển những chương trình phòng ngừa thích hợp cho thanh thiếu niên.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Khái niệm “áp lực đồng trang lứa” Trong tiếng Anh, “peer pressure” có thể được dịch thành “áp lực đồng trang lứa” hoặc “áp lực (nhóm) nganghàng”. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, từ “ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tâm lí học Áp lực đồng trang lứa Hành vi mạo hiểm của thanh thiếu niên Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Giáo dục phòng ngừa học đường Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 144 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 113 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 69 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
5 trang 62 0 0