![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số ý kiến về nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về nhân tố thuộc về bản thân người phạm tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NHÂN TỐ THUỘC VỀ BẢN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNHNHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Nguyễn Lê Nhật Sơn* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh ThưTÓM TẮTNhìn lại chặng đường 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 2021), đất nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạocủa Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã và đang thực hiện đường lối đổi mới và thu được nhiều kết quả: kinh tếViệt Nam tăng trưởng khá mạnh với quy mô nền kinh tế nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, việcđảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân ngày càng tốt hơn; chính trị nước nhà ổn định, an ninh quốc phòng đượcgiữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, thì việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nói chunglàm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống mà không thể không kể đến vấn đề cho vay trong giao dịchdân sự. Việc cho vay trong giao dịch dân sự là mối quan hệ xảy ra thường xuyên trong hoạt động sống của conngười và được pháp luật bảo vệ. Chính vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ các nhân tố thuộc vềbản thân người phạm tội tội ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặngtrong giao dịch dân sự. Từ đó kiến nghị các giải pháp khắc loại bỏ dần những nhân tố tiêu cực.Từ khóa: bản chất, cho vay, giao dịch, lãi nặng, nhân thân.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCHDÂN SỰKhái niệm nhân thân người phạm tội, dưới góc độ ngôn ngữ, được hình thành từ khái niệm “nhân thân” và kháiniệm “người phạm tội”. Chính vì thế, để tìm hiểu về nhân thân người phạm tội cần phải biết rõ khái niệm vềnhân thân con người vì khi phạm tội dù có đến mức độ nào thì bản chất bên trong vẫn là một thực thể sống vàtồn tại trong xã hội. Từ khi sinh ra, con người được xem là một thực thể sống được pháp luật bảo vệ, nhưng đểtồn tại được trong xã hội đó thì con người phải tham gia vào các hoạt động cơ bản và thiết yếu để có thể sống(ăn uống, ngủ nghỉ,…). Từ công xã nguyên thủy cho đến cộng sản chủ nghĩa, dù ở xã hội nào thì con ngườicũng không thể đi ngược lại quy luật của tự nhiên, không thể tách rời mà luôn luôn tác động qua lại lẫn nhautrong các mối quan hệ góp phần tạo nên một xã hội loài người (kinh tế, chính trị, văn hóa,…). Đúng như C.Mác đã khẳng định: “...bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. 2571Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[4] . Đời sống sinh hoạt, kinhnghiệm sống của cá nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình,môi trường bạn bè, trong tập thể lao động hay học tập... Tất cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến quá trìnhhình thành nhân thân con người. Vì vậy, quá trình đánh giá về nhân thân con người cần phải chú ý đến cả cácđặc điểm về sinh học, tâm lý và xã hội..Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên cứu về những đặc điểm thuộc về người phạm tội, những đặcđiểm này thuộc về bản chất của người phạm tội họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội (tốt, xấu, thiện, ác, caothượng, thấp hèn,…). Những đặc điểm nhân thân được hình thành trong suốt quá trình sống, dưới những tácđộng và ảnh hưởng lâu dài của môi trường xung quanh đồng thời nó cũng được chọn lọc, tiếp nhận bởi chínhyếu tố cá nhân của người phạm tội. Từ khi con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội nhất định, dưới sự tácđộng của môi trường, các mối quan hệ khác trong xã hội từ đó hình thành bản chất, đặc điểm riêng biệt của conngười. Tuy nhiên, dưới sự tác động đó, con người cũng phản kháng lại dưới hình thức thể hiện bằng hành vicủa mình theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Nếu con người thể hiện hành vi theo hướng tích cực thì sẽ trởthành người có nhân thân tốt, tuân thủ pháp luật, có ích cho xã hội và góp phần tích cực xây dựng xã hội vữngmạnh. Nhưng nếu như con người thể hiện hành vi tồi tệ, vô đạo đức, trái pháp luật thì sẽ trở thành người cónhân thân xấu.Trước khi tìm hiểu khái niệm nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (GDDS), cầnlàm rõ khái niệm “cho vay”, “giao dịch dân sự” và “tội cho vay lãi nặng trong GDDS”. Điều 463 BLDS 2015quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phạm tội cho vay lãi nặng Giao dịch dân sự Phòng chống cho vay lãi nặng Luật Các tổ chức tín dụng Tội phạm học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
7 trang 431 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 336 0 0 -
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 334 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 209 1 0 -
9 trang 138 0 0
-
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 1
268 trang 114 0 0 -
Một số vướng mắc thực tiễn trong pháp luật về đặt cọc
4 trang 99 0 0 -
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 84 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự: Phần 1
445 trang 47 0 0 -
9 trang 46 0 0
-
Đấu giá quyền sử dụng đất trong thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp
15 trang 45 0 0 -
Quyết định số 1700/2021/QĐ-NHNN
31 trang 45 0 0 -
Quốc hội Luật số: 33/2005/QH11
168 trang 43 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 1): Phần 2
176 trang 41 0 0 -
LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG số 07/1997/QHX
29 trang 41 0 0 -
27 trang 39 0 0
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu
11 trang 38 0 0 -
Quyết định số 1398/2021/QĐ-NHNN
5 trang 37 0 0 -
8 trang 35 0 0
-
Bài tập Luật các tổ chức tín dụng
16 trang 34 0 0