
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân và môi trường trong việc thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề vùng Đông Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân và môi trường trong việc thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề vùng Đông Nam Bộ VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(18), 53-58 ISSN: 2354-0753 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MỚI VÀO NGHỀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Trường Đại học Thủ Dầu Một Trịnh Thị Cẩm Tuyền Email: tuyenttc@tdmu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 21/7/2024 Career adaptation is considered as a psychological resource that helps novice Accepted: 08/8/2024 teachers overcome difficulties in the process of getting acquainted and Published: 20/9/2024 accepting the actual working conditions of pedagogical activities, thereby forming competencies and qualities that meet professional standards. Keywords Currently, in the Southeast region of Vietnam, there is no research on career Southeast region, novice adaptation of novice primary school teachers. This study aims to understand teachers, career adaptation, the correlation and predict factors affecting professional adaptation based on personal factors, self-assessment questionnaires of 394 novice primary school teachers in the environmental factors Southeast region. The results show that there are 03 personal factors (physical characteristics, personal personality, social-emotional capacity) and 04 environmental factors (working conditions; workplace atmosphere; regime of salary and allowances; support from family, friends and relatives) are all positively correlated with career adaptation and with the three components of the career adaptation construct (career interest, career control and career exploration). At the same time, in different regression equations, the above personal and environmental influencing factors are all able to predict the level of career adaptability of novice primary school teachers in the Southeast region. This study acts as a useful reference for future research to propose appropriate measures to promote novice primary school teachers’ career adaptability based on personal and environmental factors.1. Mở đầu Thích ứng nghề nghiệp (TƯNN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khảnăng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lí và nhân cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao độngvà nâng cao năng suất lao động (Lê Thị Bích Ngọc, 2024). Với ý nghĩa này, TƯNN đã được nhiều nhà nghiên cứu quantâm từ rất sớm. Khả năng thích ứng có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có thể thay đổi đặcđiểm tâm - sinh lí và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và nâng cao năngsuất lao động. Để TƯNN tốt nhất, mỗi cá nhân cần rèn luyện năng lực TƯNN (Trần Thị Thuỳ Trang và cộng sự, 2018). Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, quá trình TƯNN của một GV mới vào nghề phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau. Trong đó, liên quan đến các yếu tố thuộc về cá nhân người GV mới vào nghề, các nghiên cứu củaNguyễn Thúy Bình (1984), Sotnikova (2015), Chernikova và cộng sự (2017), Krolevetskaya và cộng sự (2021),Nguyễn Thị Thanh Nga (2023), McLean và cộng sự (2023) đều chỉ ra rằng thái độ đối với nghề dạy học, sự phù hợpgiữa đặc điểm tâm lí với yêu cầu của nghề, động cơ nghề nghiệp, lí tưởng nghề nghiệp, nhận thức nghề nghiệp, đặcđiểm tính cách cá nhân như tính tích cực, xu hướng nghề sư phạm có vai trò quyết định đến mức độ thích ứng vớihoạt động dạy. Bên cạnh đó, đối với các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến TƯNN của GV mới vào nghề, các nghiêncứu của Khaustova (2017), Nguyễn Thị Thanh Nga (2023) đã làm rõ điều kiện làm việc, công tác tổ chức quản lícủa nhà trường, uy tín của nghề, thái độ của xã hội đối với nghề dạy học, sự hỗ trợ xã hội cho GV mới vào nghề đềucó ảnh hưởng đến TƯNN. Như vậy, các tác giả nói trên đã khẳng định TƯNN của GV mới vào nghề phụ thuộc vàocác yếu tố cá nhân (thái độ đối với nghề, đặc điểm tâm lí, tính cách, động cơ nghề nghiệp,…) và yếu tố môi trường(điều kiện kinh tế, điều kiện sống, điều kiện làm việc, tiền lương, uy tín nghề nghiệp), hai nhóm yếu tố đó đều có tácđộng nhất định đến mức độ biểu hiện của TƯNN. Tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và quốc tế về thực trạng TƯNN, các yếu tố ảnh hưởng đến TƯNN của giáoviên tiểu học (GVTH) mới vào nghề cho thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc xem xét mối quan hệ giữa các 53 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(18), 53-58 ISSN: 2354-0753yếu tố cá nhân và môi trường với TƯNN của GVTH mới vào nghề vùng Đông Nam Bộ. Do đó, bài báo này tìm hiểumối tương quan và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến TƯNN của GVTH mới vào nghề thông qua khảo sát tại cáctrường tiểu học thuộc khu vực Đông Nam Bộ.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận2.1.1. Khái niệm về “Thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề” “Thích ứng” là một quá trình thích nghi với điều kiện mới để trở nên tốt hơn phù hợp với bối cảnh hoặc môitrường và thích ứng có thể được mô tả như là một q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thích ứng nghề nghiệp Giáo viên tiểu học mới vào nghề Thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Nhận thức nghề nghiệp của giáo viên Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 191 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
7 trang 142 0 0
-
6 trang 113 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 111 0 0 -
6 trang 107 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 71 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 69 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
5 trang 62 0 0