Danh mục tài liệu

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí MinhVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 229 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Khánh Ly(1), TS. Phan Văn Tuấn(2) TÓM TẮT: Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sựtồn tại và phát triển của mọi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thànhnhiệm vụ cấp bách không chỉ của mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề của từng vùng,miền theo đặc điểm về địa lý, dân cư và yêu cầu định hướng phát triển kinh tế - xãhội. Ở khu vực miền núi, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số được coi là nhân tố trungtâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan tâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnhphúc, tiến bộ của đồng bào, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực dân tộc thiểu số. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đào tạo nguồn nhân lực lànhân tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở khuvực miền núi; có vai trò quyết định đến học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật củanguồn nhân lực; đào tạo ra những người có khả năng dẫn dắt, tập hợp cộng đồng dântộc thiểu số trong tổ chức sản xuất, quản lý xã hội; tạo nguồn nhân lực có khả năngứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới song song với việc phát huy cáctri thức bản địa và kinh nghiệm của dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội,đồng thời có khả năng giải quyết những vấn đề mới, vấn đề phát sinh trong thực tiễn,sản xuất và đời sống xã hội. Từ khóa: Chất lượng, nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số, Hồ Chí Minh.1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.2. Trường Đại học Vinh.230 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ABSTRACT: Human resources are the most significant asset, a decisive factor for the existenceand development of every country. Human resource development has become anurgent task not only of each country but also of each region and region accordingto the characteristics of geography, population and requirements of economicdevelopment orientation - society. In the mountainous areas, ethnic minority humanresources are considered a central factor, playing a decisive role in socio-economicgrowth and development. President Ho Chi Minh has deeply concerned about theprosperous, happy and progressive life of the compatriots, especially the interest intraining and fostering ethnic minority cadres. According to Ho Chi Minh, humanresource training is a fundamental factor determining socio-economic developmentin ethnic minority areas in mountainous areas; it plays a decisive role in the education,professional and technical qualifications of human resources, training people capableof leading and gathering ethnic minority communities in production organization andsocial management; create human resources capable of applying new scientific andtechnological achievements in parallel with promoting indigenous knowledge andexperiences of ethnic minorities in socio-economic development, and at the sametime capable of solving new problems, problems arising in practice, production andsocial life. Keywords: Quality, human resources, ethnic minorities, Ho Chi Minh. 1. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dântộc thiểu số là một trong ba khâu đột phá chiến lược của đất nước trong thời kỳhội nhập khu vực và quốc tế. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quantâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ của đồng bào, đặc biệt là sựquan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số. Người đãcó những chỉ đạo chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu sốvới mục đích “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việccủa mình”. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,Nhà nước và sự vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp ở địa phương có đồngbào dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn nhân lực, sức mạnh của đồng bào dân tộcthiểu số đã có nhiều tiến bộ, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ởvùng dân tộc và miền núi. Bước vào thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóavà hội nhập quốc tế, cùng với những thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, thìphát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là lĩnh vực vẫn còn bộc lộ nhiều hạnchế. Vì vậy, trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng,việc đào tạo nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết, là khâu then chốt, đột phá cần đượcVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 231quan tâm, nghiên cứu một cách khoa học, nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinhtế - xã hội nước ta hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sựquan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số - cư dân chủ yếu ở vùng cao, vùngsâu, vùng biên giới. Đánh giá cao vị trí trọng yếu của vùng miền núi - nơi có vị trí rấtquan trọng về kinh tế, chính trị, đối ngoại và quốc phòng; là vị trí “căn cứ địa cáchmạng”, “nơi có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống”, “nơi tiếp giáp cácnước láng giềng”... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến địa bàn chiến lược nàyvà dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tình cảm đặc biệt. Trong đó, Người khôngchỉ tin cậy giao những trọng trách của Đảng trong những năm đầy cam go thử tháchcủa cách mạng mà còn chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số để “làmcho các dân t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: