Danh mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.19 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0089 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Dương Thị Mai Thương Trường Đại học Quảng Bình thuongdtm@quangbinhuni.edu.vnTÓM TẮT: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò quyết định đến sự phát triển ngành dulịch. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, và trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển khảquan. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế và đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hộinhập. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.Từ khóa: Du lịch, nguồn nhân lực, chất lượng, Quảng Bình. I. ĐẶT VẤN ĐỀHội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Hội nhập kinh tế quốc tế giúpnâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng, khẳng định vị thế quốc gia trêntrường quốc tế.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch có vai trò quan trọng, góp phần vào tiến trình hội nhập và thực hiệnđường lối đối ngoại, là “cầu nối” của các quốc gia, là “giấy thông hành của hòa bình”. Thời kỳ hội nhập đặt ra yêu cầungày càng cao đối với ngành du lịch của các quốc gia, các địa phương. Trong đó, nhân tố con người, nguồn nhân lựcđóng vai trò then chốt, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành.Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch tỉnh có những bước phát triểnđáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa đem lại hiệu quả kinhtế cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vừa thiếu về sốlượng và vừa yếu về chất lượng. Đây là nút thắt cần tháo gỡ để từng bước đưa du lịch tỉnh nhà phát triển tương xứngvới tiềm năng vốn có, bắt kịp với xu thế của thời đại. Việc nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnhQuảng Bình trong thời kỳ hội nhập có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội củatỉnh nói chung. II. NỘI DUNGA. Một vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu1. Nguồn nhân lực du lịcha) Nguồn nhân lựcNguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đemlại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ vớimục đích đem lại thu nhập trong tương lai (Begg et.al, 1995).Theo Ngân hàng thế giới thì nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống conngười hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (WB, 2000).b) Nguồn nhân lực du lịchNhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách dulịch (Mạnh và Chương, 2006). Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhànước về du lịch; các đơn vị sự nghiệp du lịch; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Còn nhân lực giántiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan,giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễnthông, cộng đồng dân cư...Như vậy, khái niệm nhân lực du lịch có độ “bao phủ” tương đối rộng và chất lượng của nó không chỉ tác động và đóngvai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch; mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vựckhác có liên quan.248 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬPChất lượng nguồn nhân lực du lịch được thể hiện trên nhiều phương diện, bao gồm trình độ văn hóa, trình độ đào tạo,kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng ứng dụng thông tin, sức khỏe... Cũngbởi du lịch có tính liên ngành và tính xã hội hóa cao, cho nên, ngoài trình độ chuyên môn du lịch, người lao động phảiđược đào tạo các chuyên môn khác như văn hóa, ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, địa lý...Thế giới đã và đang trong quá trình hội nhập do đó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: