Danh mục tài liệu

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.75 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến một vài suy nghĩ về việc nâng cao năng lực và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bài viết nhấn mạnh đến vai trò của các cơ sở đào tạo và các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý giáo dục để có một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, giỏi về trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phạm Thanh Bình NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ INCREASE THE CAPACITY OF EDUCATIONAL MANAGERS IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION AND INTEGRATION PHẠM THANH BÌNH TÓM TẮT: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, tất yếu, chứa đựng trong nó tính chất hai mặt,… Toàn cầu hóa diễn ra không chỉ mạnh mẽ trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, công nghệ mà toàn cầu hóa đang diễn ra khá sôi động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục vừa khẳng định tính đa dạng của các nền văn hóa dân tộc, vừa khẳng định xu hướng hội nhập văn hóa. Bài viết đề cập đến một vài suy nghĩ về việc nâng cao năng lực và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bài viết nhấn mạnh đến vai trò của các cơ sở đào tạo và các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý giáo dục để có một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, giỏi về trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Từ khóa: năng lực của cán bộ quản lý giáo dục; toàn cầu hóa; hội nhập quốc tế. ABSTRACT: Globalization is an objective and indispensable trend, containing duality,... Globalization takes place strongly not only in the fields of education, finance, technology but also vibrantly influences in the field of culture and education, affirming the diversity of culture as well as the trend of cultural integration. The article mentions a few thoughts on capacity building and education management staff in the trend of globalization and international integration. The article emphasizes the role of training institutions and agencies to have a team of high-qualified staffs to meet the requirements of the integration period. Key words: capacity of education managers; globalization; international integration. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Xu hướng toàn cầu hóa đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVI và thể hiện rõ vào những năm 1870-1913 trở lại đây: Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới thay cho tình trạng cô lập của các quốc gia. Theo UNDP (1991), những năm cuối thế kỷ XX làn sóng mới của toàn cầu hóa có nhiều nét đặc trưng mới: Xuất hiện các thị trường mới có tính chất toàn cầu (chứng khoán, ngân hàng, giao thông, bảo hiểm, lao động, dịch vụ, thông tin,…).  TS. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, binhpsy@gmail.com Mã số: TCKH13-20-2019 55 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 Các công cụ mới: máy fax, điện thoại di động, mạng Internet về thông tin điện tử kết nối nhiều điểm trên thế giới,… Các thể chế mới (các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức liên kết quốc tế về nhiều lĩnh vực). Các quy tắc và chuẩn mực mới trong ứng xử, trong việc thỏa mãn các nhu cầu mới, các giá trị mới. Chủ tịch Ngân hàng thế giới Janes Wolfensohn (2000) đã nhận định: Chúng ta không thể ngăn cản được tiến trình toàn cầu hóa,… Phương châm của chúng ta là “toàn cầu hóa với gương mặt nhân văn”. Một quá trình toàn cầu hóa cho mọi người và thúc đẩy sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới cũng dự đoán: Toàn cầu hóa và địa phương hóa là hai động lực song hành. Đặc biệt trong 25 năm đầu của thế kỷ XXI. Đây là hai thế lực chi phối tình hình thế giới: Toàn cầu hóa và khu vực hóa vừa bảo đảm tính độc lập dân tộc, vừa thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trong đó có sản phẩm mang tính toàn cầu là nền giáo dục tri thức của nhân loại. Như vậy, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và diễn ra như một xu hướng tất yếu, chứa đựng trong nó tính chất hai mặt: vừa có tác dụng dương tính, lớn lao, vừa có tác dụng âm tính cần khắc phục. Đại hội Đảng IX, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: Toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia,… Toàn cầu hóa chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa mang tính hợp tác, vừa mang tính cạnh tranh. Tuyên bố năm 2000 của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã nêu: Chúng ta cần tìm ra các biện pháp nhằm tối đa hóa các mặt tích cực và tối thiểu hóa các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là ngăn chặn sự đói nghèo tại các nước đang phát triển. Vì các nước này tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhằm đạt được sự phát triển ổn định và bền vững. 2. TOÀN CẤU HÓA VỚI VẤN ĐỀ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA Toàn cầu hóa diễn ra không chỉ mạnh mẽ trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, công nghệ mà toàn cầu hóa đang diễn ra khá sôi động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục vừa khẳng định tính đa dạng của các nền văn hóa dân tộc, vừa khẳng định xu hướng hội nhập văn hóa. Trước hết, xu hướng toàn cầu hóa thừa nhận tính đa dạng của các nền văn hóa dân tộc. Xu hướng toàn cầu hóa một mặt chấp nhận sự khác biệt, bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa, công nhận sự đa dạng của các nền văn hóa cùng tồn tại trong hệ thống các giá trị toàn cầu, mặt khác mong muốn có ...

Tài liệu có liên quan: