Danh mục

Năng lực giải quyết vấn đề về phương trình bậc nhất của học sinh lớp 10

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 887.69 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Năng lực giải quyết vấn đề về phương trình bậc nhất của học sinh lớp 10 tập trung nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) của HS. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu các thành tố của NLGQVĐ và xây dựng một thang đo phù hợp để đo các thành tố này của NLGQVĐ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực giải quyết vấn đề về phương trình bậc nhất của học sinh lớp 10 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 107–122; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6154 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT CỦA HỌC SINH LỚP 10 Hồ Thị Minh Phương* Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Theo Khung PISA 2021 (OECD, 2018), năng lực toán học bao gồm hai khía cạnh: suy luận toán học và giải quyết vấn đề. Năng lực toán học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người học có thể sử dụng toán học giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (HS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục phổ thông, kích thích động lực học toán của học sinh, giúp người học thấy được vai trò của toán học, đào tạo được một nguồn lao động tương lai có khả năng ứng dụng các kiến thức toán học giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ trong thời chuyển đổi số. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) của HS. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu các thành tố của NLGQVĐ và xây dựng một thang đo phù hợp để đo các thành tố này của NLGQVĐ. Trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được, chúng tôi đánh giá NLGQVĐ của HS lớp 10 và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao NLGQVĐ của HS. Keywords: Năng lực giải quyết vấn đề, PISA, đánh giá hiểu toán 1. Mở đầu Khả năng giải quyết vấn đề trong thế giới thực và khả năng chuyển các chiến lược giải quyết vấn đề từ các bối cảnh cụ thể sang các bối cảnh chung và ngược lại được coi là một năng lực quan trọng mà học sinh nên phát triển trong quá trình giáo dục ở trường (Greiff và các cộng sự, 2013; van Merriënboer, 2013). Theo Jawhara (1995), các hoạt động giải quyết vấn đề có thể mở ra cơ hội học tập tự do cho HS. Bằng cách riêng của mình, HS sẽ được khuyến khích điều tra, tìm kiếm sự thật, phát triển ý tưởng và khám phá vấn đề. HS cũng được rèn luyện để không ngại thử nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, cũng như có can đảm để đưa ra quyết định, hành động theo quyết định và chịu trách nhiệm về sản phẩm của hành động. Những kinh nghiệm thu được thông qua việc giải quyết vấn đề sẽ giúp HS trở nên cầu tiến, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, say mê. Những đặc điểm này của người học là cần thiết để giúp các em đối mặt với những thách thức nảy sinh *Liên hệ: htmphuong@qnu.edu.vn Nhận bài: 20-4-2021; Hoàn thành phản biện: 12-5-2021; Ngày nhận đăng: 20-5-2021 Hồ Thị Minh Phương Tập 130, Số 6B, 2021 khi tham gia vào thị trường lao động của một quốc gia phát triển dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ trong tương lai (Lim và các cộng sự, 1999). Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về NLGQVĐ của HS (Tuấn, 2002; Tài, 2014; L. Phương, 2016; T. Phương, 2018; Trang, 2019). Trong bài báo gần đây (M. Phương, 2020), tác giả đã nghiên cứu đo việc hiểu khái niệm, thành thạo quy trình và khả năng tích hợp kiến thức quy trình và khái niệm để giải quyết vấn đề toán học. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam đo lường NLGQVĐ của HS trung học phổ thông (THPT). Do tầm quan trọng của NLGQVĐ của HS, mục đích chính của bài báo này nhằm đưa ra các thành tố của NLGQVĐ của HS và đưa ra một thang đo NLGQVĐ của HS THPT liên quan đến chủ đề phương trình bậc nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số cách tiếp cận nhằm nâng cao NLGQVĐ của HS THPT. 2. Nội dung 2.1. Quá trình giải quyết vấn đề Theo Khung PISA 2021 (OECD, 2018), quá trình giải quyết vấn đề gồm ba bước sau:  Thiết lập các tình huống bằng phương pháp toán học;  Vận dụng các khái niệm, dữ kiện, quy trình và suy luận toán học;  Diễn giải, áp dụng và đánh giá các kết quả toán học thu được. Thiết lập (formulating) đề cập đến việc làm thế nào HS có thể nhận biết và xác định các cơ hội sử dụng toán học trong các tình huống vấn đề một cách hiệu quả và sau đó đưa ra cấu trúc toán học cần thiết để thiết lập vấn đề ngữ cảnh đó ở dạng toán học. Vận dụng (employing) đề cập đến mức độ HS có thể thực hiện các phép tính và thao tác cũng như áp dụng các khái niệm và dữ kiện mà các em biết để đi đến một giải pháp toán học cho một vấn đề được thiết lập theo phương pháp toán học. Diễn giải (interpreting) và đánh giá (evaluating)) liên quan đến mức độ hiệu quả của HS khi phản ánh các giải pháp hoặc kết luận toán học, diễn đạt chúng trong bối cảnh của vấn đề trong thế giới thực và xác định xem (các) kết quả hoặc (các) kết luận có hợp lý và/hoặc hữu ích hay không. Cơ sở của HS trong việc áp dụng toán học cho các vấn đề và các tình huống phụ thuộc vào các kỹ năng vốn có trong cả ba giai đoạn này và hiểu về hiệu quả của HS trong từng quy trình có thể giúp cho các cuộc thảo luận và quyết định được thực hiện gần hơn với cấp độ lớp học. Thiết lập các tình huống bằng phương pháp toán học 108 Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 6B, 2021 Trong bước này, HS thực hiện các hoạt động như: Xác định các khía cạnh toán học của vấn đề trong bối cảnh thế giới thực và xác định các biến quan trọng; nhận biết cấu trúc toán học (bao gồm các quy luật, các mối quan hệ và các mẫu) trong các vấn đề hoặc tình huống,...; lựa chọn trong số các công cụ, sử dụng công cụ tính toán hiệu quả nhất để mô tả mối quan hệ toán học vốn có trong một bài toán có ngữ cảnh; tạo ra một chuỗi có thứ tự (từng bước) các hướng dẫn để giải quyết vấn đề. Vận dụng các khái niệm, dữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: