Danh mục tài liệu

Năng lực học tập trực tuyến và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.46 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thực trạng năng lực học tập trực tuyến và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực học tập trực tuyến cho giáo viên qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng giáo viên qua mạng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực học tập trực tuyến và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(23), 48-53 ISSN: 2354-0753 NĂNG LỰC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN VÀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN QUA MẠNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lê Thanh Hiếu1+, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; 1 Nguyễn Thị Ngọc Bé1, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 2 Hoàng Phước Lộc2, + Tác giả liên hệ ● Email: lthieu.dhsp@hueuni.edu.vn Phan Chí Thành2 Article history ABSTRACT Received: 24/9/2022 Online learning competence is one of the essential competencies of teachers Accepted: 30/10/2009 at general education institutions during the 4th revolution industry. In Published: 05/12/2022 Vietnam, the online training model has received great attention in order to implement the requirements of the 2018 General Education Curriculum. Keywords However, neither has the implementation and organization of this model been Training and retraining for properly addressed by the educational leaders at general education teachers, online learning, institutions, nor have the infrastructure conditions, especially in the central online learning competence, regions of Vietnam such as Thua Thien Hue province, been sufficient. This infrastructure conditions, article presents the current situation of online learning competence and applications of information infrastructure conditions meeting the online teacher training requirements in technology Thua Thien Hue province. Accordingly, the authors propose some solutions to improve teachers’ online learning competencies through the application of information technology in teacher training and retraining.1. Mở đầu Học tập trực tuyến qua mạng là vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu, đặc biệt các hình thứchọc tập trực tuyến B-learning, E-learning và M-learning. Có rất nhiều hệ thống quản lí khóa học (LMS - LearningManagement System (Books Llc, 2010)) trên thế giới được triển khai dựa trên phần mềm như: Moodle (Koo, 2020;Koo, 2020), Atutor (Frac Press, 2012), Dokeos (Jos R. Gomis Fuentes, 2012), Ilias (Shymkova et al., 2021), Sakai(Berg, 2011). Hiện nay hệ thống học tập trên mạng được ứng dụng trong dạy học trên thế giới và được sử dụng nhiềunhất là phần mềm Moodle: 49.952 trang web đã đăng kí và xác minh; 37 triệu người dùng; 3.7 triệu khóa học đượcdịch sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau (Books Llc, 2010, tr 1-2). Mặc dù hệ thống LMS cho phép quản lí việc dạy và học trên mạng, nhưng để tổ chức dạy học với yêu cầu nănglực công nghệ thông tin (CNTT) khi học trên mạng rất cần đội ngũ GV xây dựng các bài học theo chuẩn E-learning,xây dựng kho dữ liệu đồng bộ từ các phần mềm thiết kế bài giảng theo chuẩn E-learning như Lecture Maker, ExE,Adobe Captivate (Huettner, 2008). Một số nước trên thế giới như Phần Lan, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore, HànQuốc… rất chú trọng việc đánh giá năng lực, điều kiện học tập qua mạng như hình thức tự học, nó không chỉ đề caovai trò của người học mà tính định hướng GV với kĩ năng CNTT nhằm hỗ trợ GV học tập qua mạng. Ở Việt Nam, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được khởi xướng với việc ứng dụng CNTT trong dạyhọc được quan tâm và nâng cao. GV được tham dự các khóa tập huấn về sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảngđiện tử: Violet, phần mềm Camtasia đồng bộ với các thiết bị hệ thống điều khiển của GV (multimedia và bảngtương tác thông minh,...). Các hội thảo với chuyên đề về đánh giá thực trạng năng lực và điều kiện học tập trênmạng: hội thảo “Mô hình và phương thức đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Trường Đại học Sưphạm (ĐHSP) - Đại học Huế, NXB Đại học Huế, tháng 4/2012 với 49 báo cáo; “Đánh giá năng lực ICT trong dạyhọc của đội ngũ GV các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề”, Trường ĐHSP Kỹ thuật TP. HồChí Minh, 4/2009; các báo cáo trao đổi những nghiên cứu lí luận về mô hình và phương thức đào tạo GV, nhữngnhu cầu thách thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện tại chính cơ sởtriển khai đào tạo mà chưa có đánh giá, phân tích thực trạng về năng lực học tập của người được đào tạo là GVcác trường phổ thông cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong điều kiện cơ sở vật chấtcho học tập trực tuyến hiện nay khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 và tình hình dịchCovid-19 còn diễn biến phức tạp. 48 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(23), 48-53 ISSN: 2354-0753 Thực trạng đó cho thấy, cần có khảo sát toàn diện về thực trạng năng lực học tập trực tuyến và điều kiện cơ sởvật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng GV qua mạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nănglực học tập trực tuyến cho GV qua việc ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng GV qua mạng.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Thực trạng năng lực học tập trực tuyến và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên quamạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế2.1.1. Khái quát chung về khảo sát Khách thể nghiên cứu: 205 GV tại 4 huyện/thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: huyện A Lưới, huyệnPhú Lộc, thị xã Hương Thủy và TP. Huế với tổng số 24 trường của 3 cấp học: tiểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: