Danh mục tài liệu

Những điều kiện đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.96 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở khái quát thành tựu đạt được và vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta, bài viết "Những điều kiện đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" đã đưa ra một số điều kiện cơ bản nhằm tiếp tục đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều kiện đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TÍNH ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hương, email: nthuong_gdct@ued.udn.vn Tóm tắt: Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là hai mảnh ghép có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nghĩa là sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài viết đã trình bày nhận thức về tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thành tựu đạt được và vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta, bài viết đã đưa ra một số điều kiện cơ bản nhằm tiếp tục đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Từ khóa: Định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường; phát triển; điều kiện; chủ nghĩa xã hội.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được khẳngđịnh tại Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001). Từ đó đến nay, nhận thức của Đảng tavề kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ngày càng đượcbổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. KTTT định hướng XHCN ởnước ta vừa mang những đặc trưng chung của KTTT, vừa mang tính đặc thù địnhhướng XHCN ở Việt Nam. Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới đã chứng tỏ việc phát triển KTTT định hướngXHCN là một sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và cách mạng Việt Nam. Sự kết hợpnày vừa là mục tiêu, vừa là động lực gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với pháttriển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm kinh tế Việt Nam phát triểnnhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức canh tranh, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng 247TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGcuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơnthành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù vậy,hiện tại vẫn có một số người không hiểu (hoặc cố tình không hiểu), thậm chí xuyêntạc, tiếp tục phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng ta về vấn đề này. Họ chorằng: KTTT và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là hai khái niệm không thể trộn lẫn, CNXHkhông thể dung nạp KTTT nên không thể có KTTT định hướng XHCN, đó chỉ làkhái niệm mơ hồ; thêm định hướng XHCN sau KTTT là một sự chắp vá gượng ép,sự bảo thủ ý thức hệ,… Do vậy, tiếp tục thống nhất và làm rõ hơn nhận thức về KTTT định hướngXHCN, nhất là các đặc trưng và điều kiện để bảo đảm tính định hướng XHCN làviệc cần thiết.2. NỘI DUNG2.1. Nhận thức về tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tếthị trường ở Việt Nam Trong quá trình hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta đã bước đầu hình thành hệ thốnglý luận cơ bản về CNXH và con đường xây dựng CNXH, đặc biệt là nhận thức vềmô hình KTTT định hướng XHCN - mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độlên CNXH ở Việt Nam. Từ tổng kết thực tiễn cách mạng và nghiên cứu lý luận, Đảng ta nhận thứcngày càng rõ, hoàn chỉnh, sát thực tế hơn về tính tất yếu, bản chất, đặc trưng, thểchế và cơ chế vận hành của mô hình KTTT định hướng XHCN. Theo đó, tại Đại hộiVI, Đảng ta dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đểchuyển sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do kinh tế nhà nước giữ vaitrò chủ đạo. Đến Đại hội VII, Đảng ta đã có bước tiến rất dài về tư duy quản lý kinhtế, Đại hội chủ trương “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo địnhhướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” (ĐảngCộng sản Việt Nam, 1991). Như vậy, tại Đại hội VII, lần đầu tiên Đảng đã đề cậpđến tính định hướng XHCN trong việc phát triển kinh tế. Nhưng phải đến Đại hộiIX của Đảng (4/2001) mới khẳng định: Phát triển KTTT định hướng XHCN là môhình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam (ĐảngCộng sản Việt Nam, 2001). Như vậy, phải sau 15 năm thực hiện đổi mới, khái niệm“KTTT định hướng XHCN” mới chính thức được xác định. 248KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Từ đó đến nay, nhận thức của Đảng ta về KTTT định hướng XHCN ngày càngđược bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. KTTT định hướngXHCN Việt Nam thể hiện là ...

Tài liệu có liên quan: