
Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tếNợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tếMột trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kế hoạch tái cấutrúc nền kinh tế quốc dân của nước ta chính là thực hiện với hiệu quảtối ưu việc sung dụng các nguồn lực chủ yếu, bao gồm nguồn nhân lực,đồng vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…, huy động được từ trongnước lẫn ngoài nước.Ai cũng có thể thấy rằng, trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên,đặc biệt là nguồn năng lượng hóa thạch, đang ngày càng trở nên hiếm hoi,cạn kiệt, mỗi quốc gia trên hành tinh xanh trong nỗ lực phấn đấu để trở nêngiàu mạnh hơn cần có chiến lược đúng đắn sử dụng các nguồn lực hợp lýhơn, tiết kiệm hơn và trên hết, hiệu quả hơn.Hiệu quả hơn có nghĩa là vừa phải tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt được kết quảnăng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất. Tiết kiệm nguồn lực không nhữngmang ý nghĩa là sử dụng chúng một cách dè sẻn cả về số lượng và khônglãng phí thời gian mà còn phải bảo vệ, tái tạo được chúng trong một môitrường sống tốt hơn cho một tương lai lâu dài. Đây không chỉ là quyền lợimà còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với cộng đồng dân tộc của chínhmình và đối với nhân loại. Đặc biệt, đồng vốn mà mỗi quốc gia huy động đểđầu tư cho việc phát triển lực lượng sản xuất kinh doanh trong nước và tăngtrưởng kinh tế dù là đồng tiền được thu từ thuế, vay từ trong nước hay vay từnước ngoài cũng rất cần được sử dụng đúng đắn, không lãng phí, có hiệuquả cao và bảo toàn được nguồn vốn vì về bản chất đó cũng là những đồngtiền đã và sẽ phải tiết kiệm của người dân.Như vậy, trong bối cảnh chúng ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấutrúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công - nguồn vốn được huy động chođầu tư công - cần được đặt ra và giải quyết một cách sáng suốt và thỏa đáng,vì tương lai phát triển của nền kinh tế quốc dân và của đất nước. Phân tíchtình hình ngân sách của Việt Nam trong nhiều năm, chúng ta có thể thấyrằng Việt Nam đã và đang theo đuổi một cách bền bỉ chính sách khiếm hụtngân sách với mục tiêu được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phảithừa nhận rằng trong thập niên cuối thế kỷ XX, khiếm hụt ngân sách nhànước và con đẻ của nó là đầu tư công đã có một vai trò rất quyết định trongviệc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh sự đóng góp lớn laocủa khu vực kinh tế tư doanh đang trên đà phát triển nhờ quốc sách Đổi mớivà Mở cửa. Thế giới bắt đầu nói đến sự xuất hiện của một con hổ mới ởĐông Nam Á.Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khiếm hụt ngân sách tiếp tục diễn rathường xuyên và có xu hướng ngày càng gia tăng nhiều hơn. Từ năm 2009đến năm 2011, theo ước tính của IMF và ADB, khiếm hụt ngân sách củaViệt Nam nằm trong khoảng 6 - 8% GDP. Tuy nhiên, trong giai đoạn này,mặc dù khiếm hụt ngân sách gia tăng và đầu tư công vẫn chiếm tỷ lệ caotrong tổng đầu tư toàn xã hội (39%), tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm dầnvà những bất ổn vĩ mô trở nên nghiêm trọng: lạm phát tăng cao, tỷ lệ thấtnghiệp tăng và khiếm hụt cán cân thương mại kéo dài. Điều này là lý dochính khiến nhiều nhà phân tích kinh tế vội vã nhận định rằng Việt Namđang chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà quên đi các mục tiêu ổnđịnh vĩ mô. Thật ra, xét cho cùng, chính sách khiếm hụt ngân sách cùng vớichiến lược phân bố các nguồn lực quốc gia chủ yếu trong thời gian qua đềuhướng đến việc tăng trưởng quy mô của khu vực kinh tế nhà nước và cuốicùng chính sự kém hiệu quả của khu vực này đã làm giảm tốc độ tăngtrưởng và năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế quốc dân, đồng thời gâyra những bất ổn vĩ mô.Tình trạng khiếm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm đã kéo theo sự giatăng mạnh mẽ của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ 40%GDP vào cuối năm 2007 lên đến 58,7% GDP vào thời điểm cuối năm 2011,trong đó nợ công đối với nước ngoài chiếm tỷ lệ 41,1% GDP. Thật ra, tỷ lệnợ công hiện nay của Việt Nam (58,7% GDP) không phải đến mức độ đángbáo động, xét về cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Quốc hội vừa rồi cũng đãthông qua dự luật cho phép Chính phủ nâng hạn mức tỷ lệ nợ công trên GDPcòn cao hơn (65% GDP). Tuy nhiên, điều đáng quan ngại chính là ở chỗhiệu quả của đầu tư công, đầu ra của các khoản nợ công, đã giảm thấp mộtcách khó tưởng tượng so với khu vực kinh tế dân doanh và khu vực có vốnđầu tư nước ngoài.Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam của Viện Cạnh tranh châu Á,hệ số ICOR của Việt Nam, chỉ số đo lường số đơn vị vốn cần tăng thêm đểtạo thêm ra một đơn vị sản lượng, trong giai đoạn 2000-2006 và 2006-2008lần lượt là 4,8 và 5,4. Con số này cao hơn rất nhiều so với con số tương ứngcủa các nước công nghiệp mới (NICs) trong thời kỳ đầu của tăng trưởngkinh tế 1961-1980. Ví dụ, trong giai đoạn này hệ số ICOR của Đài Loan là2,7 và của Hàn Quốc là 3. Hệ số ICOR của Thái Lan trong giai đoạn cấtcánh 1981-1995 là 4,1. Điều đáng lưu ý là khi tính toán hệ số ICOR của từngkhu vực kinh tế, người ta nhận thấy rằng hệ số này của khu vực kinh tế nhà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tái cơ cấu kinh tế cấu trúc kinh tế nợ công ngân sách Việt Nam đầu tư công ngân sách nhà nướcTài liệu có liên quan:
-
51 trang 253 0 0
-
5 trang 233 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 138 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 136 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 135 0 0 -
Đầu tư công giai đoạn 2010-2019 và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn mới
3 trang 134 0 0 -
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 130 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 130 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 120 0 0 -
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 1 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
29 trang 104 0 0 -
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 trang 103 0 0 -
Kỷ yếu Công đoàn bộ tài chính nhiệm kỳ 2013-2018
134 trang 90 0 0 -
Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư công theo tinh thần Luật Đầu tư công tại Việt Nam
9 trang 88 0 0 -
Quyết định số 1756/QĐ-BKHĐT
13 trang 88 0 0 -
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN - CHƯƠNG 4
60 trang 88 0 0 -
4 trang 86 0 0
-
31 trang 85 0 0
-
Bài giảng Chương 2: Ngân sách nhà nước (Tài chính công)
37 trang 82 0 0 -
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong AEC
7 trang 77 0 0