
Phác đồ điều trị nhi khoa 2016: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phác đồ điều trị nhi khoa 2016: Phần 2 CHƢƠNG VIIITHẦN KINH 751 BỆNH NHƢỢC CƠ (G70.0)I. ĐẠI CƢƠNG1. Định nghĩa - Nhược cơ là bệnh của khớp thần kinh - cơ. Là bệnh tự miễn biểu hiện đặc trưng bởi sự yếu mỏi cơ vân tăng khi gắng sức cải thiện khi nghỉ ngơi và thuyên giảm rõ rệt khi dùng thuốc kháng cholinesterase. - Gặp ở mọi lứa tuổi với tỉ lệ nữ nhiều hơn nam (2/1), ít gặp hơn ở trẻ < 10 tuổi.2. Sinh lý bệnh - Sự giảm hoặc mất các thụ thể tiếp nhận acetylcholine thích hợp tại màng sau synap do kháng thể tấn công là tình trạng cơ bản. Kháng thể kháng thụ thể acetylcholine hiện diện ở màng sau synap làm suy giảm sự dẫn truyền qua synap do tự kháng thể nối chéo với các thụ thể của acetylcholine, vị trí thụ thể acetylcholine bị tắc nghẽn, màng cơ sau synap bị tổn thương. Khi số lượng thụ thể acetylcholine giảm hơn 30% so với bình thường, bệnh nhược cơ có biểu hiện lâm sàng. - Sự sản xuất tự kháng thể do các lympho T tách từ máu và tuyến ức. Có bằng chứng cho thấy tuyến ức duy trì đáp ứng tự miễn chống lại acetylcholine (u tuyến ức 10-15%, tăng sinh tuyến ức 60-65%).II. LÂM SÀNG1. Bệnh sử Khởi phát âm thầm, xuất hiện tình cờ hoặc sau một đợt nhiễm trùnghay dùng thuốc.2. Triệu chứng cơ năng - thực thể - Yếu cơ không theo phân bố định khu thần kinh. Đầu tiên và thường gặp (90%) ở các cơ ổ mắt với biểu hiện: sụp mi, nhìn đôi, lé mắt, phản xạ ánh sáng bình thường, có thể luân phiên hai mắt. - Yếu cơ vùng hầu họng gây nuốt khó, nói khó, mỏi cơ khi nhai - Yếu cơ tứ chi thường các cơ gốc chi nặng hơn ngọn chi - Tình trạng nặng gây yếu cơ toàn thân kể cả cơ hô hấp - Yếu cơ nặng lên sau gắng sức và về chiều, hồi phục sau nghỉ ngơi - Giảm trương lực cơ ở trẻ nhũ nhi: khóc nhỏ, bú yếu, giảm cử động - Teo cơ do hậu quả mất phân bố thần kinh gặp trong 10% thể toàn thân752 Bệnh nhược cơ - Không rối loạn cảm giác và cơ vòng. Phản xạ gân xương đa số bình thường. - Diễn tiến bệnh thay đổi có thể chỉ khu trú cơ ổ mắt nhiều tháng, có thể có đợt thuyên giảm nhưng cũng có thể nặng lên rất nhanh và gây cơn nhược cơ cấp. - Thể lâm sàng: + Nhược cơ sơ sinh: do mẹ bị nhược cơ tự miễn do kháng thể của mẹ qua nhau giai đoạn cuối thai kỳ. Sau sanh trẻ bú khó, nuốt khó, cử động yếu, giảm trương lực cơ, sụp mi, liệt cơ hô hấp, đôi khi phải hỗ trợ hô hấp. Triệu chứng giảm sau vài tuần. Yếu cơ nặng có thể điều trị với Pyridostigmine 1-2 mg/kg uống hoặc tiêm bắp 0,05-0,15 mg/kg. + Nhược cơ bẩm sinh hay gia đình: bệnh tiếp hợp thần kinh cơ di truyền gồm nhiều nhóm khác nhau về sinh lý bệnh và điều trị. Thường gặp trẻ nam sau 2 tuối. - Phân độ OSSERMAN cải tiến: + Độ I: chỉ ảnh hưởng đến mắt + Độ II: yếu cơ toàn thân nhẹ. Có thể ảnh hưởng mắt hoặc hầu họng + Độ III: yếu cơ toàn thân trung bình. Có thể ảnh hưởng mắt hoặc hầu họng. Có thể ảnh hưởng các cơ hô hấp. + Độ IV: yếu cơ toàn thân nặng. Có thể ảnh hưởng mắt hoặc hầu họng. Có ảnh hưởng các cơ hô hấp. + Độ V: phải đặt nội khí quản, cần hoặc không cần giúp thở. - Test chẩn đoán: + Edrophonium (Tensilon) test: 0,2 mg/kg IV, tối đa 10 mg. Thời gian tác dụng rất ngắn (4-5 phút), chỉ làm test trong trường hợp nhược cơ mắt. Thuốc có thể gây rung thất, ngừng tim. Đáp ứng là hết sụp mi, hết nhìn đôi. + Neostigmine (Prostigmine) test: 0,01-0,04 mg/kg IV/IM/SC. Các triệu chứng nhược cơ thuyên giảm sau 10-15 phút, đỉnh cao 20 phút. Test âm tính không loại trừ hẳn bệnh nhược cơ. Các test này phải thực hiện ở các cơ sở y tế có phương tiện hồi sứccấp cứu.III. CẬN LÂM SÀNG - Tìm kháng thể kháng thụ thể acetylcholin: xét nghiệm dương tính 60% trong nhược cơ mắt, 85-90% trong nhược cơ toàn thân. 753PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 2016 - Chẩn đoán điện: điện cơ (EMG-Electromyography) biên độ điện thế cơ giảm dần trong quá trình co cơ. Kích thích điện thần kinh với chuỗi kích thích lặp lại liên tiếp biên độ đáp ứng lần thứ 5 sẽ giảm 10% so với lần 1 và càng về sau càng giảm nhiều. - X-quanglồng ngực, CT scan lồng ngực để phát hiện bất thường tuyến ức, kiểm tra chức năng tuyến giáp. - Đo chức năng hô hấp: khi dung tích sống dưới 10-15 ml/kg thì phải đặt nội khí quản.IV. CHẨN ĐOÁN1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Yếu cơ kiểu nhược cơ kèm chẩn đoán điện dương tính hoặc test nhượccơ dương tính.2. Chẩn đoán phân biệt - Bệnh cơ - Bệnh lý thần kinh ngoại biên - Liệt chu kỳ - Hội chứng Lambert - Eaton: yếu cơ thân mình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phác đồ điều trị nhi khoa Hội chứng Guillain – Barré Teo cơ tủy sống (SMA) Thiếu máu tán huyết miễn dịch Sốt xuất huyết Dengue Viêm màng não mủTài liệu có liên quan:
-
Cẩm nang điều trị sốt xuất huyết Dengue
159 trang 225 0 0 -
Tìm hiểu về Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 (Xuất bản lần thứ 8): Phần 1
1029 trang 183 0 0 -
Giá trị tiên lượng của chỉ số sốc hiệu chỉnh ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue
8 trang 50 0 0 -
Tài liệu Truyền nhiễm Y5 - ĐH Y Hà Nội
104 trang 40 0 0 -
Rối loạn đông máu ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue
6 trang 40 0 0 -
64 trang 39 0 0
-
Nghiên cứu rối loạn điện giải trong viêm màng não mủ và viêm não màng não cấp ở trẻ em
7 trang 37 0 0 -
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh (Neonatal Dengue) có viêm màng não: Báo cáo ca bệnh
7 trang 35 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
102 trang 27 0 0 -
160 trang 27 0 0
-
7 trang 25 0 0
-
9 trang 25 0 0
-
Bài giảng Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 - Chương 9: Nội tiết
21 trang 23 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tổng hợp điều trị nhi: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
127 trang 23 0 0 -
Tổng quan về nghe kém sau viêm màng não mủ
8 trang 22 0 0 -
Thiếu máu tán huyết miễn dịch ở trẻ em
7 trang 22 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng, điều trị sốt xuất huyết dengue ở trẻ nhũ nhi
7 trang 22 0 0 -
Phác đồ ngoại trú nhi khoa - 2016: Phần 1
146 trang 22 0 0 -
8 trang 22 0 0
-
Lưu đồ chẩn đoán và xử trí sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
59 trang 21 0 0