
Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam BộPhật giáo Nam Tông Khmervới sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam BộPhạm Thanh Hằng11Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Email: thanhhanghh2015@gmail.comNhận ngày 6 tháng 10 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 11 năm 2016.Tóm tắt: Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việtvà người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa,phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủyếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá củaPhật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này. Từ đây,Phật giáo Nam Tông đã bám rễ và tồn tại lâu bền trong cộng đồng Khmer, dần dần trở thành tôngiáo chính thống của người Khmer, gắn kết, đồng hành với dân tộc Khmer. Phật giáo Nam TôngKhmer có những đóng góp trên một số phương diện tiêu biểu như: bảo tồn và phát huy bản sắc vănhóa; định hướng chuẩn mực đạo đức, lối sống; duy trì và bảo tồn phong tục tập quán; củng cố lòngyêu nước và tính cố kết cộng đồng; phát triển giáo dục và tham gia hoạt động từ thiện xã hội; bảovệ môi trường sinh thái.Từ khóa: Phật giáo Nam Tông Khmer, phát triển bền vững, Tây Nam Bộ.Abstract: The Southwestern Vietnam is home to many ethnic groups who practice variousreligions. Together with the Viet and people of Chinese origin, the Khmer people form the localcommunity, with their traditional culture, customs and religion. At first, they followed Brahmanism.In the 4th century, they started practicing Theravada Buddhism when the religion was introducedinto the region. The religion then took deep roots and has ever since been existing durably amongthe Khmer community, gradually becoming their official religion, closely linked to andaccompanying them in their course of development. The Khmer Theravada Buddhism has madecontributions in various typical fields and activities such as preservation and promotion of theKhmer cultural identity and customs, orientation of the norms of ethics and lifestyle, consolidationof patriotism and community cohesion, development of education, participation in social andcharitable work, and environmental protection.Keywords: Khmer Theravada Buddhism, sustainable development, Southwestern.78Phạm Thanh Hằng1. Mở đầuPhật giáo Nam Tông Khmer là tôn giáotruyền thống mang tính biệt truyền trongcộng đồng dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ,được hầu hết đồng bào dân tộc Khmer tintheo. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáoNam Tông Khmer có khoảng 8.574 vị sư(chiếm 19,3% tổng số người tu hành theoPhật giáo trong cả nước); họ sinh hoạt tại452 ngôi chùa, tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh,thành phố Tây Nam Bộ [2]. Cho đến nay,theo thống kê chưa đầy đủ, Phật giáo NamTông Khmer hiện có khoảng 1,5 triệu tín đồ,gần 10 nghìn vị sư (chiếm khoảng 25%tổng số người tu hành theo Phật giáo trongcả nước), các tín đồ sinh hoạt tại 454 ngôichùa, tập trung hầu khắp ở 15 tỉnh, thànhphố phía Nam [6]. Điều này cho thấy rằng,Phật giáo Nam Tông Khmer đã có sức ảnhhưởng sâu đậm đối với đời sống của ngườiKhmer nói riêng và đối với sự ổn định, pháttriển của khu vực Tây Nam Bộ nói chung.Phật giáo Nam Tông Khmer luôn gắn bóvới dân tộc trong quá trình xây dựng vàphát triển đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnhnước ta đang đứng trước thách thức của sựphát triển mất cân đối và thiếu bền vững(tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiếnbộ và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tếnhưng văn hóa bị mai một, đạo đức bị suyđồi, tăng trưởng kinh tế làm cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên và phá hủy môi trườngsinh thái), Phật giáo Nam Tông Khmertrong ngôi nhà chung của Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam đã chung tay góp sức giữgìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán,phẩm chất đạo đức, cốt cách con người ViệtNam; củng cố tinh thần yêu nước và tìnhđoàn kết dân tộc; góp phần nâng cao dân trívà huy động sự tham gia tích cực của ngườidân vào các lĩnh vực như từ thiện xã hội,bảo vệ môi trường sinh thái. Bài viết nàykhái quát vai trò của Phật giáo Nam TôngKhmer đối với sự phát triển bền vững củakhu vực Tây Nam Bộ.2. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóaPhật giáo Nam Tông Khmer đã góp phầnbảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer,làm phong phú thêm truyền thống văn hóacủa khu vực Tây Nam Bộ. Với lịch sử pháttriển lâu dài tại cộng đồng người KhmerTây Nam Bộ, Phật giáo Nam Tông trởthành nơi thể hiện cô đọng nhất bản sắc vănhóa Khmer trên cả hai phương diện vật chấtvà tinh thần. Những giá trị văn hóa vật chấtchủ yếu của Phật giáo Nam Tông thể hiện ởnghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa củacác ngôi chùa Phật giáo Khmer… Nhữnggiá trị văn hóa tinh thần lại chủ yếu thể hiệnở lễ hội truyền thống của người Khmer gắnvới văn hóa Phật giáo. Đây là những giá trịvăn hóa đặc trưng, thể hiện sắc thái văn hóađộc đáo riêng có của dân tộc Khmer, là vũkhí sắc bén để chống lại sự “xâm lăng” vănhóa của nước ngoài trước bối cảnh toàn cầuhóa, giao lưu quốc tế rộng rãi như ngày nay.Ngôi chùa Phật giáo là nơi hội tụ, kếttinh nhiều giá trị văn hóa vật chất của Phậtgiáo Khmer khu vực Tây Nam Bộ. Do ảnhhưởng của văn hoá dân gian, Bà la môngiáo và Phật giáo nên nghệ thuật kiến trúcchùa Khmer có nhiều nét tinh tế, độc đáo,sáng tạo, mang giá trị thẩm mỹ cao; có sựhài hòa và cân đối giữa nghệ thuật tạo hìnhbên ngoài và nghệ thuật điêu khắc bêntrong; tất cả tạo nên một không gian thiêng,đậm giá trị văn hóa - nghệ thuật.79Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (109) - 2016Lối kiến trúc của các ngôi chùa Phậtgiáo Khmer chịu nhiều ảnh hưởng kiến trúccủa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á nhưThái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia… Đólà lối kiến trúc chùa tháp mái cong, nócnhọn với nhiều ngôi bảo tháp. Trên nhữngtháp chùa cao vút, bộ mái thường được đắphoặc chạm hình tượng con rồng (bởi trongPhật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phật giáo Nam Tông Khmer Sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ Khu vực Tây Nam Bộ Phát triển bền vững Phật giáo Việt NamTài liệu có liên quan:
-
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 358 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 353 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
9 trang 214 0 0
-
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 196 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 191 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 161 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 160 0 0 -
14 trang 141 0 0
-
4 trang 138 0 0
-
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Hải Phòng
6 trang 136 0 0 -
5 trang 136 0 0
-
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
Chính sách về 'tẩy xanh' của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam
4 trang 133 0 0 -
Quản trị văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp Việt Nam
7 trang 124 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0