
Phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sáchVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 46-48; 132PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC, VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔIQUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCHNguyễn Thị Hải Thanh - Sở GD-ĐT Bắc GiangNgày nhận bài: 28/11/2017; ngày sửa chữa: 06/12/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017.Abstract: Pre-literacy is an important phase of developing language of children at kindergarten.There are many forms of activity through which children learn to read and write, and one of themost effective activities is to experience with books. This article presents the benefits andpossibilities of developing pre-literacy skills for children and proposes some forms of organizingchildren aged five to six to experience with books to develop the pre-literacy.Keywords: Pre-literacy, experiential activities, book.1. Mở đầuKhả năng đọc, viết là một yếu tố quan trọng trongnăng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhàtrường, đó là cơ sở quan trọng để học sinh lĩnh hội trithức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống.Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viếtnhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc, viếtcho trẻ. Công việc này được tiến hành trong suốt giaiđoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi,chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non quan tâmđến phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ; giáo viênchủ yếu phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫugiáo phát âm, nhận biết các chữ cái một cách đơn lẻ, tậptô 29 chữ cái. Do đó, các trường mầm non cần tổ chứccác hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trảinghiệm của trẻ với chữ viết, nhằm phát huy tính tích cựcở trẻ, phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ nói riêngvà các phẩm chất, năng lực khác của trẻ nói chung.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5 - 6 tuổi2.1.1. Khả năng tiền đọc, viếtNhà giáo dục Marie Clay, người New Zealand đã đưara khái niệm tiền đọc, viết để mô tả hành vi của trẻ khichúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc, viết để bắtchước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sựkhông thể đọc, viết theo cách thông thường. Tiền đọc- viết không phải là một số kĩ năng cô lập mà là một tậphợp các kĩ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó nhưlà một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc, viết [1].Khả năng tiền đọc, viết được coi như là sự cố gắng,nỗ lực đầu tiên của trẻ trong việc học đọc, học viết. Cóthể chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, những bài tô, viếtchữ theo mẫu, sao chép chữ, tên, những bài đọc “vẹt”một cuốn sách nào đó… nhưng chúng mang ý nghĩa đặc46biệt với trẻ nhỏ. Đây là hành động mà trẻ đã biết sử dụngchữ viết để truyền tải thông tin của bản thân mặc dù chưachính xác.Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng khả năng tiềnđọc, viết là khả năng khởi đầu cho việc đọc, viết trướckhi trẻ có thể đọc và viết một cách thực thụ. Nó được coinhư là sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻ trong việcthực hiện những hành vi đọc, viết. Khả năng đọc, viết lànền tảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực họctập của trẻ sau này, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn tronglĩnh hội các kiến thức. Do đó, nhà giáo dục cần chuẩn bịkhả năng tiền đọc, viết cho trẻ bằng con đường cung cấp,rèn luyện, tạo môi trường thuận lợi giúp trẻ phát triểnnhững khả năng đầu tiên của việc học đọc, viết, nuôidưỡng tình yêu tiếng Việt cho trẻ, mang lại cho trẻ sựhứng thú, ham thích học tập.Như vậy, khả năng tiền đọc, viết của trẻ là một quátrình trẻ xây dựng các khái niệm, chức năng của các biểutượng, kí hiệu thông qua hoạt động thực hành, trảinghiệm và tiếp xúc với môi trường xung quanh, môitrường xã hội, sự tương tác với người lớn với các ấnphẩm như sách, báo, tạp chí… Từ đó trẻ có thể đọc vẹt,có thể sử dụng chữ viết, kí hiệu, tranh ảnh diễn đạt ýnghĩa điều trẻ mong muốn.2.1.2. Biểu hiện khả năng tiền đọc, viết ở trẻ 5-6 tuổiỞ thời kì mẫu giáo lớn, khả năng tiền đọc, viết củatrẻ phát triển mạnh. Trẻ nhận biết được các mẫu âmthanh và các âm riêng biệt trong từ như khi chơi trò chơitrẻ nhận thức được sự lặp lại âm đầu và vần, trẻ có thểđáp lại những yêu cầu nối vần và lặp lại âm đầu. Ví dụâm kiểu như “pha, ma, pan, ta, tan…” [2]. Trẻ cũng cóthể thể hiện hiểu biết của mình về các chữ cái, phân biệtđược sự giống và khác nhau của chữ cái. Chúng còn cóthể sáng tạo ra những mẩu chuyện bằng cách tườngthuật lại những sự kiện trong ngày hoặc theo hình ảnhcủa một vài bức tranh mà chúng nhìn thấy. Chúng đặtVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 46-48; 132tên cho mẩu chuyện đó và một lúc nào đó những cuốnsách của chúng tự làm hoặc làm cùng cô sẽ được chúngđọc (giả vờ đọc).Khả năng tiền đọc, viết ở trẻ cũng liên quan đến sách,những khái niệm về sách (trang bìa, tên sách, cách giởsách,…). Mặc dù trẻ chưa thực sự biết đọc, viết nhưngchúng đã hiểu về quá trình đọc sách, ý nghĩa của chữ viết.Trong quá trình cùng đọc sách với người lớn, phản ứngthông thường của trẻ được thể hiện qua nhiều hành động,cử chỉ: nhận xét tranh minh hoạ, tự đọc bằng ngôn ngữcủa mình ở đoạn tiếp theo…Trẻ biết được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, trẻnhận biết chữ viết (bằng cách nhìn vào dưới hình ảnh màchúng đã biết sau đó quan sát đến chữ minh họa phíadưới). Trẻ thích thú khi được hành động như người lớn,trẻ thấy người lớn viết và bắt chước theo, đầu tiên chỉ lànhững nét nguệch ngoạc dần dần nét chữ trở nên hoànchỉnh, chính xác hơn nhờ sự luyện tập của bản thân và sựhướng dẫn của người lớn. Trẻ từ chỗ bắt chước một cáchkhông có ý thức hành động của người lớn tới việc sángtạo. Chúng có thể vẽ phác, ghép chữ, sao chép thậm chílà sáng tác ra những chữ cái riêng của trẻ. Ngoài ra trẻcòn có khả năng đọc lại những thông tin tự mình viết rahoặc của người khác. Trẻ nhận biết được cấu tạo củacuốn sách, tạp chí, biết quy tắc đọc thông thường.Có nhiều con đường phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Khả năng tiền đọc - viết Hoạt động trải nghiệm Trải nghiệm với sách Phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm nonTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
17 trang 224 0 0
-
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 113 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 70 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 69 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
5 trang 63 0 0