Danh mục tài liệu

Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận Pisa phần “Phi kim” (Hóa học 11)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 909.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến việc xây dựng và sử dụng bài tập hoá học tiếp cận PISA phần “Phi kim” (Hoá học 11) để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận Pisa phần “Phi kim” (Hóa học 11) VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(10), 7-14 ISSN: 2354-0753 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊNTHÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA PHẦN “PHI KIM” (HÓA HỌC 11) 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Hồ A Trọng1, 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Trung Ninh2,+ + Tác giả liên hệ ● Email: ninhtt@hnue.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 09/3/2023 Chemistry exercises play a very important role in teaching chemistry. Accepted: 16/4/2023 However, current chemistry exercises are still mainly based on calculations, Published: 20/5/2023 rather than practicality and chemical nature. PISA (Programme for International Student Assessment)-based exercises with the advantages such Keywords as practicality and focus on chemical nature are of growing interest. This Chemistry exercises, PISA, article introduces the development and usage of PISA-based chemistry teaching chemistry, exercises for grade 11, section “Non-metals” to develop the competence of competence of exploring the exploring the natural world. The results of the pedagogical experiments natural world from chemistry showed that the PISA-based exercise has exerted positive impacts on the perspective students’ competence of exploring the natural world.1. Mở đầu Dạy học phát triển năng lực HS là xu hướng tất yếu của giáo dục (Bộ GD-ĐT, 2018a). Chương trình giáo dụcphổ thông môn Hoá học 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học, vì thế đòi hỏi việc thayđổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách thức xây dựngnhiệm vụ học tập/bài tập có vai trò quan trọng (Bộ GD-ĐT, 2018b). Bài tập hóa học tiếp cận PISA (Programme for International Student Assessment) đang rất được quan tâm(Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lê Danh Bình, 2021). Việc xây dựng bài tập tiếp cận PISA để đánh giá năng lực tìmhiểu thế giới tự nhiên (THTGTN) dưới góc độ hóa học cho HS THPT rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Cao CựGiác và cộng sự (2019) đã xây dựng khung năng lực khoa học và sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA để pháttriển năng lực khoa học tự nhiên cho HS. Lê Thị Hóa và cộng sự (2019) đưa ra các nguyên tắc, quy trình thiết kế vàsử dụng bài tập tiếp cận PISA để dạy hóa học hữu cơ lớp 9 nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triểntư duy cho HS. Đỗ Hạnh Ngân và Trần Trung Ninh (2021) đã sử dụng dạy học STEM để phát triển năng lựcTHTGTN dưới góc độ hóa học. Nguyễn Thị Thùy Trang (2022) đã sử dụng dạy học khám phá để phát triển nănglực THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS. Vũ Phương Liên và Trần Thị Thu Phương (2022) đã sử dụng dạy họctheo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS lớp 12. Lưu Huyền Trang và TrầnTrung ninh (2022) sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học phần cơ sở Hoá học 10 để phát triển năng lựcTHTGTN dưới góc độ hóa học cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA phần “Phi kim” (Hoá học 11)để phát triển năng lực THTGTN dưới góc độ hóa học còn ít được đề cập. Bài báo này đề cập đến việc xây dựng và sử dụng bài tập hoá học tiếp cận PISA phần “Phi kim” (Hoá học 11) đểphát triển năng lực THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Khảo sát thực trạng việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiêndưới góc độ hóa học trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh2.1.1. Mục đích khảo sát Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực THTGTN dưới góc độ hóa học choHS THPT. Đó là cơ sở để định hướng xây dựng và sử dụng bài tập tiếp cận PISA đánh giá về việc phát triển nănglực THTGTN dưới góc độ hóa học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.2.1.2. Phương pháp điều tra - Gửi phiếu điều tra online bằng công cụ Google Forms cho GV THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm cáctrường: Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, THPT Ngô Quyền, THPT Nguyễn Du, THPT LýThường Kiệt, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, THCS-THPT Đinh Thiện Lý, THPT Ngô Gia Tự, THPT Võ VănKiệt, THPT Phạm Văn Sáng, THPT Vĩnh Lộc, THPT Lương Văn Can, THPT Trưng Vương, THPT Phạm Phú Thứ, 7 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(10), 7-14 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: