
Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Toán
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Toán VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 32-36 ISSN: 2354-0753 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Trường Đại học Đồng Tháp Nguyễn Thị Kiều Email: kieunguyenspdt@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/02/2020 With the current social development, our countrys educational goals have Accepted: 04/3/2020 strongly shifted from training mainly equipped with knowledge and skills to Published: 05/5/2020 training focusing on developing competency and quality for learners. Keywords Education aims to train students with self-study and social adaptive critical thinking, primary competencies. In particular, the critical thinking competency is one of the school student, Maths, basic competencies that need to be equipped for learners. The article analyzes competence. and clarifies the viewpoints of critical thinking competency through the elements, proposes some teaching directions towards developing critical thinking competency for students. To accomplish this goal, we have researched and analyzed many related documents and teaching practices in primary education institutions. The research results are initial products that guide teachers to innovate the teaching methods of mathematics at elementary schools.1. Mở đầu Sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày càng hiện đại là một thách thức, tác động mạnh mẽ đến giáo dục. Đểđào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có năng lực thích ứng cao, giáo dục cần chú trọng phát triển cho học sinh (HS) tưduy, kĩ năng và năng lực cốt lõi phục vụ cuộc sống. Trong đó, tư duy phản biện (TDPB) là một trong những năng lựccơ bản, giúp HS có thể xử lí hiệu quả các vấn đề xã hội, khoa học và thực tiễn (Shakirova, 2007). Giáo dục cần xâydựng một thế hệ trẻ có TDPB ngay từ nhỏ để trở thành những người công dân năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả,phù hợp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của thế giới (Ngô Vũ Thu Hằng và cộng sự, 2018). Thực tiễn giáo dụcnước ta hiện nay cho thấy, nhiều HS vẫn còn thụ động, ngại trao đổi, ít đặt câu hỏi và tranh luận. Vì vậy, dạy học pháttriển năng lực TDPB là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo tư tưởng “học để biết, học để làm, học để cùng chungsống và học để khẳng định mình”. Bài viết làm rõ các vấn đề: Năng lực TDPB là gì? Năng lực TDPB có những thànhtố nào? Những biểu hiện cụ thể của các thành tố đó trong dạy học môn Toán ở tiểu học như thế nào? Từ đó, đề xuấtmột số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực TDPB cho HS tiểu học trong dạy học môn Toán.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Quan niệm về năng lực tư duy phản biện Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về năng lực đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cậpđến. Trong bài viết này, chúng tôi quan niệm: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả một hoạt động cụ thể,trong những điều kiện nhất định. TDPB là một thuật ngữ được xuất hiện từ giữa thế kỉ XX và nhiều thập kỉ qua, có thể được tìm thấy trong cáchọc thuyết ở phương Tây (tư duy theo lối Socrates). Trong những năm gần đây, thuật ngữ này trở nên khá phổ biến,được các nhà nghiên cứu quan niệm theo các cách khác nhau và phát triển vấn đề nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực,trong đó có nghiên cứu TDPB trong giáo dục. Theo Siegel (1990): TDPB là một hình thức tư duy bậc cao, là sự suy nghĩ, phản ánh có kiểm soát, có ý thức,nhưng cũng phân biệt với các quá trình nhận thức bậc thấp như: tri giác, chú ý và trí nhớ. Ennis (1996) quan niệmTDPB là chủ yếu dựa vào các kĩ năng cụ thể như: quan sát, suy luận, khái quát hóa, đánh giá và tương tự. TDPB lànhững phán đoán có chủ đích, là kết quả của sự giải thích, phân tích, đánh giá và suy luận về những vấn đề có tính líluận, phương pháp, tiêu chí hoặc bối cảnh dựa trên cơ sở nền tảng nhất định (Facione, 1990). Quá trình TDPB đòihỏi sự tranh luận tích cực, chủ động, suy luận, phân tích và đưa ra các phán đoán có giá trị (Simpson và Courtney,2002). TDPB là cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa vào sự tranh luận có tính thuyết phục, logic và hợp lí, trongđó bao gồm cả việc chứng minh, đánh giá, lựa chọn các câu trả lời đúng cho một nhiệm vụ nhất định hay từ chối cácgiải pháp thay thế khác (Florea và cộng sự, 2015). 32 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 32-36 ISSN: 2354-0753 Nguyễn Thành Thi (2013) cho rằng: năng lực TDPB là năng lực nắm bắt, phát hiện chân lí; chỉ ra các ngụybiện/ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, nguy cơ (nếu có). Với quan niệm này, năng lực TDPB là khả năng lập luậnnhằm khẳng định vấn đề đúng hoặc sai, hợp lí hoặc bất hợp lí. Người có năng lực TDPB luôn thể hiện chính kiếncủa mình trong cách nhìn nhận vấn đề. Theo Trần Thị Nâu và Lâm Thị Thanh Tuyền (2016): Năng lực TDPB là khảnăng phân tích, đánh giá thông tin đã có bằng những suy luận, lập luận và chứng minh một cách thuyết phục theocác góc nhìn khác nhau về vấn đề đặt ra nhằm làm sáng tỏ, khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Từ các quan niệm trên, theo chúng tôi có thể hiểu: Năng lực TDPB của HS là khả năng thực hiện một hành độngmang tính chất trao đổi một cách khách quan, hợp lí để giải quyết hoặc nhận định (tính đúng hoặc sai) một vấn đềnào đó, trên cơ sở quan sát, phân t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển năng lực tư duy phản biện Năng lực tư duy phản biện Học sinh tiểu học Dạy học môn Toán Thành tố của năng lực tư duy phản biệnTài liệu có liên quan:
-
5 trang 323 0 0
-
17 trang 224 0 0
-
162 trang 200 0 0
-
59 trang 130 1 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai
82 trang 128 0 0 -
Câu hỏi và đáp án giáo dục kĩ năng sống
5 trang 123 0 0 -
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học
15 trang 117 0 0 -
24 trang 102 0 0
-
58 trang 95 0 0
-
125 trang 74 0 0
-
Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
11 trang 73 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – bài học giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ việt nam
4 trang 54 0 0 -
Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở
6 trang 50 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 2 – bài vẽ đề tài chân dung
4 trang 44 0 0 -
Giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học
7 trang 43 0 0 -
173 trang 42 0 0
-
Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém
3 trang 41 0 0 -
Phương pháp dạy học tiểu học môn Toán: Phần 1
92 trang 39 0 0 -
Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội
9 trang 36 0 0 -
Khai thác phần mềm GeoGebra trong một số tình huống dạy học môn Toán lớp 9
6 trang 35 0 0