Danh mục tài liệu

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với quan điểm như thế, ông đã xây dựng một hệ thống triết học về khoa học của mình. Hệ thống triết học này thể hiện những tư tưởng chủ yếu sau đây
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 1 Với quan điểm như thế, ông đã xây dựng một hệ thống triết học về khoa học của mình. Hệ thống triết học này thể hiện những tư tưởng chủ yếu sau đây: a) Quan niệm về thế giới và con người Ph.Bêcơn cho rằng, thế giới (giới tự nhiên) tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất; con người là một sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn mang tính vật chất. + Thế giới tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất: Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó. Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động... - Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau. - Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. Page 100 of 487 - Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật vật chất. Vận động là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất của vật chất. Khi dựa vào quan sát thông thường, Ph.Bêcơn cho rằng có tới 19 dạng vận động, trong đó, hình dạng là một dạng vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật chất cấu thành sự vật; và đứng im cũng là một dạng vận động. Vật chất, hình dạng và vận động thống nhất với nhau. Nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. + Con người là một sản phẩm của thế giới bao gồm thể xác và linh hồn đều được tạo thành từ vật chất. Linh hồn của con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể. Ngoài việc thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn con người trong thể xác con người, Ph.Bêcơn còn thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn thực vật và linh hồn động vật tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật. Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn của nó phải là khoa học tự nhiên. b) Quan niệm về nhận thức + Cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm chân lý lưỡng tính - chân lý lòng tin của thần học tồn tại Page 101 of 487 cùng với chân lý lý trí của khoa học - và chưa khắc phục được tính thần học trong quan niệm của mình, nhưng Ph.Bêcơn luôn cho rằng, cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học thật sự phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. Để đạt được những tri thức như thế, khoa học mới cần phải loại bỏ những ảo tưởng ra khỏi quá trình nhận thức của chính mình. + Lý luận về ảo tưởng: Theo Ph.Bêcơn, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng; do đó, năng lực tìm hiểu thế giới của con người bị hạn chế, mà hậu quả là dẫn đến những sai lầm không thể tránh khỏi. Page 102 of 487 Để tránh các sai lầm, cần phải xem xét nguồn gốc, tính chất của các ảo tưởng và tìm cách khắc phục chúng. Ph.Bêcơn chỉ ra bốn loại ảo tưởng. Đó là ảo tưởng “loài”, ảo tưởng “hang động”, ảo tưởng “thị trường”, ảo tưởng “nhà hát”. Ảo tưởng “loài” là sai lầm gây ra do nhân loại lầm lẫn bản tính chủ quan của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật. Khi mắc phải ảo tưởng này con người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật bằng cách gán ép cho sự vật khách quan những đặc điểm chủ quan của mình. Ảo tưởng “hang động” xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Do mỗi con người cụ thể có những đặc điểm tâm lý, tính cách chủ quan khác nhau mà trong quá trình nhận thức, chúng đã xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật. Ảo tưởng “thị trường” được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó; vì vậy, sự xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật là không thể tránh khỏi. ...

Tài liệu có liên quan: