Danh mục tài liệu

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 2

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Đềcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết phải là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 2 minh và có học thức cao hơn nhất định phải là dân tộc có một nền triết lý - công cụ lý luận tốt hơn. Theo Đềcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết phải là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. Như vậy, Đềcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới – triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người. Nếu Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đềcáctơ chủ trương rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mang tính phương pháp luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Ông cho rằng, để đạt chân lý chúng ta cần phải biết nghi ngờ mọi cái kể cả cái mà người đời cho là chân lý. Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Đềcáctơ đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong Page 110 of 487 hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới “tòa án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sở phương pháp luận của triết học Đềcáctơ. Quan điểm duy lý này của Đềcáctơ có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên, cũng giống như Ph.Bêcơn, người chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt cảm tính (phương pháp siêu hình kinh nghiệm); thì Đềcáctơ cũng chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt lý tính; do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện (phương pháp siêu hình tư biện). + “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đềcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Để luận chứng cho nguyên lý này, ông lý luận như sau: Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì, nếu tôi Page 111 of 487 không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được. Đối với Đềcáctơ, sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của cơ thể (thể xác) thì chưa thể là chân lý được, bởi vì nó còn có thể bị nghi ngờ. Sở dĩ như vậy là do chúng ta biết cơ thể qua cảm giác, mà cảm giác thì không đáng tin cậy. Để chứng minh sự tồn tại thật sự (chân lý) của thể xác cần phải dựa vào sự tồn tại của Thượng đế. Dựa trên nguyên lý cơ bản “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính. + Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế. Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế. Hơn nữa, sự Page 112 of 487 tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người… Vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng…, và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian. Riêng con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm. + Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ: - Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí ...

Tài liệu có liên quan: