
Quản trị xanh trong du lịch
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị xanh trong du lịch Quản trị xanh trong du lịch Nguyễn Thị Mai Linh, Trần Đức Thanh Tóm tắt Quản trị xanh xuất hiện từ những năm 2000, tập trung nhiều nghiên cứu trong các lĩnhvực công nghiệp, nông nghiệp. Du lịch là một ngành có định hướng và chịu tác động bởi môitrường và tài nguyên nên hoạt động quản trị xanh cần được quan tâm trong du lịch, điều nàycàng trở nên quan trọng vì các nhà quản lý được mong đợi sử dụng tài nguyên một cách khônngoan và có trách nhiệm thông qua có những định hướng và hành động về việc bảo vệ môitrường, giảm khí thải, giảm tiêu thụ nước, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng và quản trị xanhnguồn nhân lực. Quản trị xanh trong du lịch là chủ đề mới nổi trong những năm gần đây nhằmhướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nhiều doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến quảntrị xanh vào hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Bài viết tập trung đề cập khái quát về quảntrị xanh trong du lịch, tại sao quản trị xanh quan trọng, những khó khăn gặp phải và đưa ra mộtsố biện pháp cho hoạt động quản trị xanh trong du lịch. Từ khoá: Quản trị xanh, du lịch, xanh hóa 1. Đặt vấn đề Sau hai thế kỉ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, môi trường tự nhiên đã bị biếnđổi rất nhiều ở góc độ ảnh hưởng tiêu cực, các nhà lãnh đạo, quản lý đã phát hiện ra các mụctiêu kinh doanh và môi trường, thiên nhiên nên có sự liên quan đến nhau. Vào những năm 2000,quản trị xanh đã trở thành một khẩu hiệu nổi tiếng quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển bềnvững. Các nhà quản lý địa phương, các doanh nghiệp chấp nhận quan điểm quản trị xanh hiệuquả có khả năng đáp ứng ba nguyên tắc bền vững, đó là thành công về kinh tế, toàn vẹn về môitrường và bình đẳng xã hội. Năm 2023, UNWTO đưa ra chủ để của ngày du lịch thế giới 27.9 là Du lịch và đầu tưxanh với mục tiêu hướng tới đầu tư vào con người, hành tinh và sự thịnh vượng, cho phép dulịch phát huy tiềm năng to lớn tạo cơ hội cho con người, xây dựng khả năng chống chịu và đẩynhanh hành động đối với khí hậu và tính bền vững cho hành tinh, đồng thời mang lại sự thịnhvượng toàn diện xung quanh các trụ cột đổi mới và khởi nghiệp15. Quản trị xanh là một chủ đềđược quan tâm từ những năm 2000, đối với ngành du lịch – một ngành phụ thuộc vào tài nguyênvà môi trường, việc quan tâm đến vấn đề quản trị xanh là cần thiết để phát triển bền vững,hướng tới đạt được một số mục tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốcvà mục tiêu của UNWTO. 2. Quản trị xanh và quản trị xanh trong du lịch 2.1. Cơ sở lý luận về quản trị xanh và quản trị xanh trong du lịch Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm về cách hiểu quản trị xanh và việc thực hành quảntrị xanh cũng được áp dụng cho nhiều ngành, lĩnh vực. Đối với ngành du lịch, quản trị xanhđóng vai trò quan trọng để đạt hiệu suất bền vững. Một số quan niệm về quản trị xanh như sau: Quản trị xanh là một loại hình quản lý kinh doanh có ý thức về môi trường, tập trung vàoviệc tự nguyện ngăn ngừa hoặc tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm, chất thải và khí thải (Raut et al.,2019).15 https://www.unwto.org/world-tourism-day-2023 257 Haden et al., n.d. quan niệm quản trị xanh là quá trình áp dụng đổi mới trên toàn tổ chứcđể đạt được tính bền vững, giảm thiểu chất thải, trách nhiệm xã hội và lợi thế cạnh tranh thôngqua học hỏi và phát triển liên tục và bằng cách nắm bắt các mục tiêu và chiến lược môi trườngđược tích hợp đầy đủ với các mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Quản trị xanh là một cách tiếp cận chủ động để quản lý một doanh nghiệp theo cách giảmthiểu tác động môi trường trong các hoạt động của nó. Nó liên quan đến việc áp dụng các chiếnlược và thực hành nhằm giảm chất thải, bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, đồngthời giảm thiểu ô nhiễm. Quản trị xanh không chỉ đơn giản là tuân thủ các quy định về môitrường; nó liên quan đến việc đảm nhận vai trò lãnh đạo trong quản lý môi trường và tính bềnvững. Quản trị xanh là một mô hình bao gồm nâng cao nhận thức về môi trường, sử dụng cácnguồn năng lượng và công nghệ thân thiện với môi trường, tái sử dụng chất thải và các hoạtđộng tái chế bắt đầu từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đến đóng gói và phân phối đến tayngười tiêu dùng. Như vậy, có rất nhiều quan điểm đưa ra về thuật ngữ Quản trị xanh, hầu hết đều gắn vớihoạt động quản lý của một tổ chức mà ở đó vấn đề môi trường được quan tâm ở hầu hết cáckhâu trong quá trình vận hành, tổ chức và quản lý và giảm thiểu các hoạt động, quá trình tácđộng đến môi trường. Từ đó quản trị xanh trong du lịch có thể coi là quản trị xanh vượt ra ngoài các vấn đềpháp lý và liên quan đến các thực tiễn và công cụ khái niệm như sản xuất xanh, tiếp thị xanh,thiết kế xanh, chuỗi cung ứng xanh và kết hợp các cân nhắc về xanh vào các mục tiêu dài hạncủa tổ chức, doanh nghiệp du lịch. Quản trị xanh trong du lịch là quá trình áp dụng đổi mới trêntoàn tổ chức, các bên liên quan để đạt được tính bền vững, giảm thiểu chất thải, trách nhiệm xãhội và lợi thế cạnh tranh thông qua học hỏi và phát triển liên tục và bằng cách nắm bắt các mụctiêu và chiến lược môi trường được tích hợp đầy đủ với các mục tiêu và chiến lược phát triểnngành. Các hoạt động liên quan đến quản trị xanh trong du lịch có rất nhiều, có thể kể ra mộtsố hoạt động như sau: Những hoạt động tích cực đối với môi trường: Sử dụng tài nguyên mộtcách khôn ngoan và có trách nhiệm; Bảo vệ môi trường; Giảm thiểu lượng không khí, nước,năng lượng, khoáng chất và các vật liệu khác được sử dụng; Tái chế và tái sử dụng; Tôn trọngsự tĩnh lặng, thanh bình và vẻ đẹp của thiên nhiên; Giảm phát thải khí nhà kính và tránh cáchoạt động gây thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường thiên nhiên, sử dụng những sảnphẩm và những nhà cung ứng bền vững… Những hoạt động tíc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị xanh trong du lịch Quản trị xanh Phát triển du lịch Quản trị xanh nguồn nhân lực Bảo vệ môi trường Phát triển bền vững Hoạt động kinh doanh du lịchTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 728 0 0 -
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 356 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 351 0 0 -
8 trang 317 0 0
-
10 trang 315 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
95 trang 287 1 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 273 7 0 -
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
77 trang 228 0 0
-
9 trang 214 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 207 0 0 -
10 trang 194 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 190 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 159 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 159 0 0 -
Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong nhà hàng khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 trang 154 0 0