Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.62 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN HUYỆN VĂN BÀN – TỈNH LÀO CAI Người thực hiện : Hoàng Văn Phong Chức vụ : Hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh tế xãhội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề màchúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạođức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên có dấuhiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trongquan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tựchủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng giatăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lochú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức, lối sốngcho học sinh. Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng sống và nhữngkiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vìmọi người là việc làm vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một vài giải pháp quản lý nhằm nângcao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ” với hy 1vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học sinh để có thểgiáo dục được nhiều học sinh có ích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 Văn Bàn,thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho cácem trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 huyện VănBàn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thựctrạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tốliên quan để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT. 5. Giới hạn của đề tài sáng kiến Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT số3 Văn Bàn trong các năm học 2010 – 2011 và 2011-2012 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học sinh và những quan điểm đườnglối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởngvà kỷ luật học sinh. b. Phương pháp quan sát Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT số 3Văn bàn trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh củanhà trường trong giai đoạn hiện nay. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 1. Cơ sở lý luận. 2 Học sinh cấp THPT thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc động,dễ vui, dễ buồn chán. Việc điều chỉnh hành vi, tâm lý hướng các em trở thành những ngườitốt là điều rất cần thiết ở giai đoạn này. Đồng thời ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp với bạnbè và môi trường xung quanh rất lớn, giới trẻ dễ tiếp thu những mặt tốt mặt xấu ở xungquanh, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ nhiều lúc vi phạm pháp luật mà vẫnkhông biết. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các tổ chức trong nhà trườngvà ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên điều chỉnh kịp thời các hành vi của các emtheo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế – xãhội 2001 – 2010 khẳng định: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạođức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”. Điều 2chương I của Luật giáo dục nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chấtvà năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh muốn đạt được kết quả tốt phải được tiếnhành bằng nhiều biện pháp. Đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của cộng đồng trách nhiệm củagia đình, nhà trường và xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội ở địa phương: Trường THPT số 3 Văn Bàn được xây dựng tại xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn, địabàn tuyển sinh chủ yếu tại 7 xã phía tây huyện Văn Bàn, đây là khu vực có địa hình chủ yếulà đồi núi cao, gần 100 % dân số ở đây thuộc các dân tộc thiểu số ít người như dân tộc Tày,Thái, Dao, H’Mông, Xa phó. Đây cũng là khu vực giàu có về tài nguyên thiênnhiên như tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quí như pơ mu, đinh, giổi…; tài nguyên nướcphát triển thủy điện đặc biệt là tài nguyên khoáng sản nhất là vàng. Vàng sa khoáng cónhiều ở các xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Minh L ...

Tài liệu có liên quan: