Danh mục tài liệu

Sự biến đổi các giá trị phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.02 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyền thống của Tết cổ truyền trong tình hình xã hội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về việc giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng, các giá trị, phong tục trong ngày Tết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến đổi các giá trị phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán hiện nay Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC GIÁ TRỊ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN HIỆN NAY Lê Nguyễn Hoàng Thư - 1511666 Phạm Nguyễn Trâm Anh - 1511640 Nguyễn Thị Trầm - 1513506 Nguyễn Thị Tài Lê - 1513485 Phạm Bá Từ Huy - 1511652 Lớp XHK39, Khoa Công tác Xã hội1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã hình thành nên một nềnvăn hóa đặc sắc, độc đáo và vô cùng đa dạng. Văn hóa Việt Nam thể hiện bản sắc đặc trưngqua các phong tục tập quán, lối sống, các dịp lễ Tết, ẩm thực, nghệ thuật… của 54 dân tộc anhem. Nó đã được giữ gìn, lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo dựng nên một nền văn hóaViệt Nam đa dạng, riêng biệt nhưng vẫn mang trong mình tính thống nhất chung. Trong đó, Tếtcủa người Việt (hay Tết Nguyên Đán) là một hình thức phản ánh đầy đủ và rõ nét nhất văn hóachung của dân tộc. Không chỉ đơn thuần là một nét văn hóa, Tết còn thể hiện trong nó cả mộtkho tàng những đặc trưng nổi bật và thấm đượm tinh hoa cả một nền văn hiến lâu dài của đấtnước. Tết mang trong đó nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân và cả dân tộc Việt Nam, mangtrong mình những điều đẹp đẽ, tình cảm thiêng liêng, triết lí tốt đẹp và cả truyền thống đángđược trân trọng. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nhưng những phong tục cổ truyềncủa người Việt vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc. Tết là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, thể hiện truyền thống“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa giữa người với người trong cùng một đất nước. Nhưngnét văn hóa này đang dần bị biến đổi khiđất nước ta bước vào giai đoạn đô thị hóa, công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Theo Nguyên Xuân Diện (2013): “Người ta không trôngchờ một cái Tết giống như ngày xưa, bởi vì những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thựcphẩm cũng nhiều hơn và người ta không còn chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi”. Bên cạnhđó, xu hướng đi du lịch vào dịp nghỉ Tết dần tăng lên người dân không còn ở nhàđể chúc Tếtvà thực hiện các phong tục, lễ nghi trong ngày Tết. Đối với người dân việc nghỉ ngơi bên cạnhnhững người thân ở những địa điểm du lịch đã trở thành một nét mới trong hưởng thụ, thưởngthức Tết của nhiều người. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển đã làm thương mại hóavà làm mất đi bản sắc của ngày Tết. Một số người thì cho rằng ý kiến cho rằng “Gộp Tết Nguyên Đán vào Tết Tây để bắtkịp xu thế hội nhập kinh tế mới có thể giúp đất nước phát triển mạnh hơn”. Ý kiến trên chỉ lợivề mặt kinh tế nhưng còn về mặt giá trị tinh thần thì đã bị mất đi. Ngày Tết của phương Tâyhay phương Đông đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó, trong khi ngày Tết của Việt Namlàmột nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời và đã ăn sâu vào mặt tinh thần của mỗi người dân.Vì thế việc quan trọng cần làm là giữ gìn và bảo vệ phong tục ngày Tết cổ truyền để không mất 193 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018đi bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài“Sự biến đổi các giá trị, phong tục truyền thống của Tết Nguyên đán hiện nay”, nghiên cứu tạiphường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu sẽ chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyềnthống của Tết cổ truyền trong tình hình xãhội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp về việc giữ gìn, bảo vệnhững nét văn hóa đặc trưng, các giá trị, phong tục trongngày Tết.2. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Sự biến đổi các giá trị, phong tục truyền thống của Tết Nguyên Đán.2.2. Khách thể nghiên cứu Các hộ gia đình tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.2.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ năm 2002 đến 2017. Phạm vi không gian: Phường 8, thành phố ĐàLạt, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi nội dung:Thực tế sự biến đổi của Tết Nguyên Đán được thể hiệndưới nhiều phương diện khác nhau nhưng trong nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu cáckhía cạnh như phong tục, nghi lễ, ẩm thực và sự tương tác xã hội.3. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm chỉ ra sự biến đổi các giá trị truyền thống của Tết Nguyên Đán trong tìnhhình xã hội hiện nay so với trước kia. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về việc giữ gìn, bảovệ những nét văn hóa đặc trưng, các giá t ...