Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 793.53 KB      Lượt xem: 107      Lượt tải: 2    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm khẳng định ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống lên quá trình xây dựng chiến lược cũng như sự thành công của chiến lược của các doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích các chiến lược chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hòa, từ đó đưa ra giải pháp để tối ưu hóa yếu tố văn hóa truyền thống trong chiến lược Marketing.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARRKETING CỦA DOANH NGHIỆP Phan Khánh Chi, PGS.TS. Đinh Thế Hùng TÓM TẮT Marketing là hoạt động không thể thiếu trong việc sản suất kinh doanh. Marketing kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, qua đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Để Marketing sản phẩm một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố văn hóa và ảnh hưởng của nó lên chiến lược của mình. Bài viết này nhằm khẳng định ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống lên quá trình xây dựng chiến lược cũng như sự thành công của chiến lược của các doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích các chiến lược chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hòa, từ đó đưa ra giải pháp để tối ưu hóa yếu tố văn hóa truyền thống trong chiến lược Marketing. Từ khoá: Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa; Chiến lược Marketing, Chiến lược, Văn hoá Việt Nam ABSTRACT THE INFLUENCE OF TRADITIONAL CULTURAL FACTORS ON THE MARKETING STRATEGY IN ENTERPRISES Marketing is an indispensable activity in production and business. Marketing connects businesses with consumers, thereby helping companies achieve their goals. To market products effectively, businesses need to pay attention to cultural factors and its influence on their strategy. This study aims to demonstrate the influence of traditional cultural factors on the strategy formulation process as well as the success of the strategies in enterprises. Research and analyze strategies influenced by cultural factors, thereby drawing conclusions and solutions to optimize traditional cultural factors in Marketing strategies. Keyword: The influence of cultural factors, Marketing strategy, Strategy, Vietnamese cultural. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế của thời đại, là một hiện tượng mang tính cách mạng, ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của con người. Sự toàn cầu hóa xóa mờ ranh giới của các quốc gia, tạo ra sự hội nhập kinh tế, từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia vào thị trường quốc tế. Với mong muốn tiến vào thị trường mới, doanh nghiệp phải cân nhắc yếu tố văn hóa truyền thống của thị trường đó. Để tối ưu hóa doanh thu, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tạo ra chiến lược mang đặc điểm văn hóa phù hợp với mỗi quốc gia. Trong hoạt động marketing, yếu tố văn hoá có có ảnh hưởng nhiều tới các quyết định marketing của doanh nghiệp vì các nhân tố thuộc văn hoá được đánh giá là có ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi của người tiêu dùng. Các nhà quản trị đều hiểu được tầm quan trọng của văn hoá nhưng văn hoá lại là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát củacacs nhà quản trị. Các nhà quản lý không thể điều khiển hay điều chỉnh văn hoá nhằm tác động vào khách hàng như họ mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu sự tác động của văn hoá tới việc xây dựng chiến lược marketing nhằm đạt được hiệu quả cao. Bài viết này hướng đến xác định những yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình xây dựng chiến lược 790 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” marketing của doanh nghiệp để từ đó đưa một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của các chiến lược marketing của doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về chiến lược marketing 2.1.1 Khái niệm Trong thị trường, nhu cầu khách hàng khác nhau, các nhu cầu đó được gọi là các thị phần, đối với mỗi thị phần ta có chiến lược để tiếp cận thị phần đó. Ta có thể hiểu: “Chiến lược marketing là kế hoạch dài hạn dựa trên nhu cầu thị trường, nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận và tăng trưởng mục tiêu. Chiến lược marketing phải được xây dựng phù hợp với khả năng và hình ảnh của doanh nghiệp.” Chiến lược marketing là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược xác định rõ các mục tiêu marketing nhất định của doanh nghiệp và một chương trình marketing để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược marketing của doanh nghiệp có ba hướng phát triển: * Hướng thứ nhất, doanh nghiệp tận dụng những khả năng hoạt động hiện tại. Hướng phát triển chiến lược này gọi là phát triển theo chiều sâu. Kiểu chiến lược này rất thích hợp với những doanh nghiệp chưa tận dụng hết khả năng vốn có của hàng hoá và chưa khai thác hết những cơ hội về thị trường. Kiểu chiến lược này có ba dạng: + Thứ nhất là thâm nhập sâu vào thị trường. Đây là cách thức doanh nghiệp triển khai chiến lược bằng những kế hoạch và giải pháp marketing mạnh mẽ hơn trên những thị trường đã có để tăng sức tiêu thụ. Doanh nghiệp cần tìm cách để kích thích những khách hàng hiện có mua nhiều hơn, hạ giá để thu hút khách hàng… + Thứ hai là mở rộng hay phát triển thị trương. Đây là cách thức doanh nghiệp đưa hàng hoá hiện có của mình vào các thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ. Doanh nghiệp cần tạo cho hàng hoá những đặc điểm phù hợp với đoạn thị trường mới hoặc đưa hàng hoá vào thị trường mà trước đây doanh nghiệp bỏ qua. + Thứ ba là phát triển hàng hoá. Đây là cách thức doanh nghiệp tạo ra những hàng hoá mới hay cải tiến những hàng hoá cũ để bán chúng trên thị trường hiện tại nhằm tăng thêm sức mua và tăng lượng tiêu thụ. * Hướng thứ hai là phát triển hợp nhất: Phát triển chiến lược trên cơ sở khai thác khả năng hợp nhất. Kiểu chiến lược này thích hợp với những lĩnh vực kinh doanh có vị trí tương đối vững chắc trong ngành hoặc là cho những doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi họ nắm cả khâu trước hoặc sau của quá trình kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: