
Sử dụng chế độ sinh hoạt hàng ngày làm phương tiện giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng chế độ sinh hoạt hàng ngày làm phương tiện giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm nonVJETạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 20-25SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY LÀM PHƯƠNG TIỆNGIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NONLê Thị Huyên - Trường Đại học Hồng ĐứcNgày nhận bài: 17/06/2018; ngày sửa chữa: 03/07/2018; ngày duyệt đăng: 04/12/2018.Abstract: The article refers to the content and meaning of daily living mode in educatingindependent personality for children. On that basis, we offer orientation to use daily living modeas a means of organizing life for children, creating opportunities for children to express their needs,interests and self-participation in daily activities to serve individuals, group through activities ofplaying, learning, eating, sleeping,... That contributes to improving the quality of childreneducation in general and education of childrens independent personality for 3-4 years old childrenin particular.Keywords: Independent personality, educating independent personality, daily living mode inpreschool, means, using daily living mode.1. Mở đầuTính tự lập (TTL) là một trong những phẩm chất rấtquan trọng trong nhân cách của con người. Tự lập giúpcon người chủ động, dễ thích ứng và hòa nhập với nhữngbiến đổi của tự nhiên, xã hội. TTL càng phát triển thì conngười càng thành công trong cuộc sống. Trong quá trìnhphát triển và hoàn thiện nhân cách, lứa tuổi mầm non cóvị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển sau này. Giáo dục TTL cho trẻ ngay từ khi cònbé là hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đốivới bản thân, công việc, nhiệm vụ được giao; đặc biệt làtrẻ 3-4 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập. Trẻ muốn tựkhẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mongmuốn được làm những công việc của người lớn, nhưngthực tế trẻ chưa đủ sức lực và tri thức để làm; dẫn đến ởtrẻ diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu và khả năngcủa chính mình. Các nhà tâm lí học gọi đây là “Thời kìkhủng hoảng tuổi lên 3”.Vậy làm cách nào để giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn,đồng thời thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định chính mìnhvới mọi người trong cuộc sống hàng ngày? Đây chính làthời cơ để giáo dục TTL cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ đượctự làm, tự quyết định, tự cố gắng tìm cách giải quyết vàhoàn thiện nhiệm vụ... và trở thành người tự tin, năngđộng và sáng tạo trong cuộc sống sau này.Chế độ sinh hoạt hàng ngày (CĐSHHN) ở trườngmầm non là phương tiện giáo dục TTL phù hợp và hiệuquả đối với trẻ nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Thôngqua các hoạt động trong CĐSHHN, trẻ được tự đưa ra ýtưởng, tự quyết định và được tự thể hiện mọi nhu cầu, sởthích của mình. Trẻ có nhiều cơ hội được thực hành, trảinghiệm thông qua những hoạt động trong thực tiễn; qua20đó hình thành, củng cố, rèn luyện nền nếp thói quen tốt chotrẻ, là cơ sở khoa học để giáo dục TTL cho trẻ 3-4 tuổi.Tuy nhiên, để CĐSHHN mang lại hiệu quả cao trongviệc giáo dục TTL cho trẻ, đòi hỏi vai trò của giáo viên(GV) vô cùng quan trọng trong việc phát huy hết nhữngưu thế của từng hoạt động trong CĐSHHN. Với nhữnglí do đó, bài viết đề cập về cách sử dụng CĐSHHN làmphương tiện để giáo dục TTL cho trẻ 3-4 tuổi.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tính tự lập và giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo3-4 tuổi2.1.1. Khái niệm “tính tự lập”Khái niệm “TTL” đã được các nhà nghiên cứu trongvà ngoài nước đề cập nhiều trong các công trình nghiêncứu. Họ đã có những định nghĩa khác nhau về TTL.Từ điển Hán - Việt giải thích, “TTL là tự mình vuntrồng lấy mà đứng lên được, không dựa dẫm vào ai”[1; tr 27].Theo Từ điển Tiếng Việt: “TTL là tự xây dựng lấycuộc sống cho mình, tin vào khả năng và sự cố gắng nỗlực của chính bản thân mình” [2; tr 15].Như vậy, về bản chất, TTL là khả năng tự mình lênkế hoạch, tự mình kiểm soát các hoạt động dựa trên kiếnthức hiện có của cá nhân mà không dựa vào người khác,không phụ thuộc vào hoàn cảnh nhằm thực hiện mụctiêu đề ra.Từ những phân tích trên, có thể hiểu, TTL của trẻ mẫugiáo là khả năng trẻ tự lập kế hoạch, tự hoạt động, tự tìmkiếm cách thức để giải quyết nhiệm vụ mà không dựa vàongười khác, không phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhằm thựchiện mục tiêu của mình đã đặt ra.2.1.2. Cấu trúc tính tự lậpVJETạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 20-25Nghiên cứu về cấu trúc TTL của trẻ, S.A. Zvereva đãcoi TTL của trẻ là một đặc tính của phương thức hoạtđộng. Từ quan điểm này, cấu trúc độc lập sẽ tương ứngvới cấu trúc hoạt động và bao gồm động cơ, mục đích,hành động cá nhân [3].Nguyễn Thanh Huyền cho rằng, tính tự lực là mộtphẩm chất của nhân cách, mỗi phẩm chất nhân cách làtổng hợp phức tạp của kiến thức, thái độ và hành vi; từđó xác định cấu trúc của tính tự lực bao gồm các thànhphần: nhận thức về tính tự lực, thái độ đối với tính tự lực,hành vi tự lực [4].Từ đó, có thể xem cấu trúc TTL bao gồm các thànhphần sau: nhận thức, hành vi thực tiễn và thái độ biểuhiện. Các thành phần này thống nhất với nhau, hỗ trợ, bổsung cho nhau. Một đứa trẻ có TTL được biểu hiện bởinhững thành phần sau:- Nhận thức tại sao phải tự thực hiện nhiệm vụ này?để làm gì? mình làm được những gì? làm như thế nào?- Có hành động cụ thể biểu hiện ra bên ngoài như tựlàm điều mình thích, tự tìm kiếm cách thức để hoànthành nhiệm vụ được giao, kiên trì, hào hứng để thựchiện hành động.- Thái độ của trẻ ra sao? tự tin, mạnh dạn, sẵn sànghành động tự lập, lên án, phê phán những hành vi phụthuộc, ỷ lại người khác.2.1.3. Giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổiGiáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thànhvà phát triển nhân cách con người theo những yêu cầucủa xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, kháiniệm “giáo dục” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩahẹp, cụ thể như sau: - Theo nghĩa rộng, “giáo dục làmột quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổchức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua cáchoạt động và có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Tính tự lập của trẻ Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non Trẻ 3- 4 tuổi Chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non Sử dụng chế độ sinh hoạt hàng ngàyTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 144 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 113 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 70 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
5 trang 63 0 0
-
7 trang 62 1 0