
Sử dụng kĩ thuật “Lượng tử hóa bài toán” trong dạy học phân hóa: Một số ví dụ trong dạy học Giải tích 12
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng kĩ thuật “Lượng tử hóa bài toán” trong dạy học phân hóa: Một số ví dụ trong dạy học Giải tích 12 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(02), 1-6 ISSN: 2354-0753 SỬ DỤNG KĨ THUẬT “LƯỢNG TỬ HÓA BÀI TOÁN”TRONG DẠY HỌC PHÂN HÓA: MỘT SỐ VÍ DỤ TRONG DẠY HỌC GIẢI TÍCH 12 1 Trường THCS-THPT Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Huỳnh Phú Sĩ1,+, 2 Trường Đại học Đồng Tháp Trần Lê Nam2 + Tác giả liên hệ ● Email: huynhphusi@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 01/11/2022 It is a common practice that students in the same class show many differences, Accepted: 30/11/2022 both in terms of needs and competencies. Therefore, teachers teaching Published: 20/01/2023 methods need to be differentiated according to the target audience. Math problem quantization is defined as the technique of breaking down a problem Keywords into simpler and easier-to-handle problems. The need to quantize the Math problem quantization, problem arises when there is a problem that many students in the class cannot Calculus 12, differentiated solve. The study presents the problem quantization technique, the process of teaching , students quantizing the problem, and illustrates this technique in Mathematics differentiated teaching for grade 12 students. With the problem quantization technique, it is possible for teachers to develop a system of differentiation questions and exercises, contributing to the classification of activities, and the evaluation of students’ individual ability to apply knowledge and solve Math problems.1. Mở đầu Trong “Chiến lược phát triển Giáo dục của Việt Nam 2009-2020”, Bộ GD-ĐT đã nêu rõ sự cần thiết phải quantâm tới từng cá nhân người học: “Vì người học có những mong muốn, nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tậpkhác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tượng. Giáo dục phải chú trọngnhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổchức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắnvới nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình,…” (Bộ GD-ĐT, 2008). Chương trình giáo dục phổ thôngmôn Toán cũng yêu cầu môn Toán phải “Quán triệt tinh thần dạy học theo hướng cá thể hóa người học trên cơ sởbảo đảm đa số HS đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; đồng thời chú ý tới các đối tượng chuyên biệt”(Bộ GD-ĐT, 2018). Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn tồn tại trong dạy học môn Toán hiện nay là chưa giải quyết được tính đadạng trong lớp học. Theo Phạm Thị Mộng Tường và Nguyễn Thụy Phương Trâm (2013), để đáp ứng nhu cầu củatất cả HS và khuyến khích các em phát huy thế mạnh, ưu điểm của mình, GV cần tiến hành dạy học theo định hướngphân hóa. Tomlinson và Imbeau (2010) đã chỉ ra rằng, việc khai thác các phong cách học tập và loại trí khôn khácnhau sẽ nâng cao hiệu quả dạy học phân hóa (DHPH). DHPH đòi hỏi ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản,phát triển các năng lực cần thiết cho HS, GV cần lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với trình độ, năng lực nhậnthức và nguyện vọng của HS. Bài báo trình bày quan niệm về DHPH, kĩ thuật lượng tử hóa bài toán, quy trình lượngtử hóa bài toán và minh họa kĩ thuật lượng tử hóa bài toán trong DHPH Giải tích 12.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Quan niệm về dạy học phân hóa Nguyễn Bá Kim (2006) cho rằng, cần kết hợp giữa giáo dục diện “đại trà” với giáo dục diện “mũi nhọn”, đồngthời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu khả năng của từng người học. Theo Đỗ Thị Hồng Minh (2019), DHPHcó chức năng làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểmcủa nhóm đối tượng để đảm bảo chất lượng học tập. DHPH thực chất là tạo ra những khác biệt nhất định trong nộidung và phương thức hoạt động của HS bằng cách thiết kế và thực hiện quá trình dạy học theo nhiều hướng khácnhau dựa vào nhóm năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục (Đặng ThànhHưng, 1994). Theo Nguyễn Thị Hằng Nga và Trần Thị Thanh Huyền (2020), DHPH là một tiếp cận dạy học mà ởđó, GV phân loại đối tượng giáo dục để thiết kế và điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp với từng cá nhân hoặctừng nhóm HS nhằm phát triển tối đa năng lực học tập và sở trường của mỗi em. Tomlinson (2000) cho rằng, chiến 1 VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(02), 1-6 ISSN: 2354-0753lược DHPH đòi hỏi GV cần làm rõ mục đích học tập bắt nguồn từ các tiêu chuẩn về nội dung, nhưng được thực hiệnmột cách khéo léo để đảm bảo mọi HS đều được tham gia và hiểu bài. Cũng theo Tomlinson (2017), DHPH là quátrình đảm bảo rằng nội dung, cách giải quyết và sản phẩm của quá trình học tập phù hợp với mức độ sẵn sàng, sởthích và phong cách của HS. Như vậy, DHPH là chiến lược dạy học của GV dựa trên nhu cầu, hứng thú và năng lực của từng HS. DHPH xuấtphát từ sự biện chứng giữa thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả mục đích dạy học, đồngthời khuyến khích phát triển khả năng của từng HS. Mục đích của bài tập phân hóa là để cho những HS có trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu khác nhau có thể tiếnhành các hoạt động phù hợp với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Lượng tử hóa bài toán Dạy học phân hóa Dạy học Giải tích 12 Kĩ thuật lượng tử hóa bài toán Quy trình lượng tử hóa bài toánTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 113 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
4 trang 70 0 0 -
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 69 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
5 trang 63 0 0
-
7 trang 62 1 0